Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề thi học kì II - Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Tây Hồ SVIP
Phần I (6,0 điểm)
Vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt của bản thân, với niềm tin và tình yêu mãnh liệt dành cho con người, cho đất nước, trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải viết:
"Mùa xuân người cầm súng"
1. Chép chính xác chín câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. Và cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt.
2. Trong đoạn thơ em chép có từ “đất nước”, tìm hai từ Hán Việt đồng nghĩa với từ đó. Theo em, các từ em vừa tìm có thể thay thế được cho từ “đất nước” trong đoạn thơ không? Vì sao?
3. Trong đoạn thơ, tác giả đã so sánh đất nước với hình ảnh nào? Phân tích ngắn gọn hiệu quả của phép so sánh đó trong việc biểu đạt nội dung.
4. Dựa vào khổ thơ em vừa chép, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và xúc cảm của nhà thơ trước mùa xuân ấy! Trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần khởi ngữ (gạch dưới câu bị động và thành phần khởi ngữ).
Hướng dẫn giải:
Phần I (6,0 điểm)
1.
“Mùa xuân người cầm súng Đất nước bốn ngàn năm |
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Tháng 11/1980, 5 năm sau giải phóng miền Nam, thi sĩ đang nằm trên giường bệnh, bài thơ được sáng tác không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.
- Có thể sử dụng hai trong số các từ: Tổ quốc, quốc gia, giang sơn, sơn hà.
- Không thể thay các từ vừa rồi cho “Đất nước” bởi “Đất nước” là từ Thuần Việt, gợi sự gần gũi, thân thiết, giản dị, mộc mạc. Qua đó ta càng cảm nhận được tác giả rất yêu và tự hào về đất nước Việt Nam.
3.
- Tác giả so sánh đất nước với “vì sao”.
- Tác dụng của phép so sánh: góp phần làm nổi bật hình ảnh đất nước cũng lung linh toả sáng, mang vẻ đẹp trường tồn như những vì sao đang đi lên phía trước, đất nước sẽ toả sáng như những vì sao trong hành trình đi đến tương lai. Qua đó, tác giả bộc lộ niềm tin, niềm tự hào về tương lai đất nước.
4. Cần làm nổi bật được các ý sau:
* Về nội dung:
- Vẻ đẹp mùa xuân đất nước được thể hiện trong chiều rộng không gian: Từ tiền tuyến đến hậu phương đều đang hăng say chiến đấu, lao động; tương ứng với hai nhiệm vụ: bảo vệ và xây dựng đất nước. Sức sống của đất nước được biểu hiện qua từ “lộc”, “hối hả”, “xôn xao”. Mùa xuân được mở rộng dần: từ tấm lưng người chiến sĩ mở rộng tới cánh đồng bao la.
- Vẻ đẹp mùa xuân đất nước còn mở ra ở chiều dài thời gian: Bốn ngàn năm lịch sử đất nước ta đã vất vả và gian lao. Ngày hôm nay đất nước như vì sao, vẫn “cứ” đi lên phía trước, đất nước rất kiên cường và hiên ngang.
- Cảm xúc của tác giả: tin tưởng, tự hào về sức sống và tương lai tươi sáng của đất nước.
* Về nghệ thuật: thể thơ 5 chữ giàu nhạc điệu, giọng thơ tha thiết, hình ảnh thơ tươi sáng, các biện pháp nghệ thuật hoán dụ, điệp ngữ, so sánh... được sử dụng hiệu quả.
* Lưu ý đoạn văn được viết theo phép lập luận diễn dịch (câu chủ đề đứng đầu đoạn) và có các thành phần khởi ngữ, câu bị động.
Phần II (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Chưa bao giờ như bây giờ: hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng tha thiết, trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của con người trước đại dịch toàn cầu .... không chỉ kiều bào, du học sinh mà cả những du khách quốc tế ....
Bao nghĩa cử cao đẹp của những tấm lòng vì cộng đồng. Những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp hi sinh đứng ở hàng đầu chống dịch. Các chiến sĩ quân đội vừa gánh vác trách nhiệm bảo vệ non sông vừa xông lên mặt trận chống dịch: nhường doanh trại cho dân vào rừng ngủ, vừa canh gác bảo vệ cho dân, vừa lo tiếp tế lương thực, cơm ăn, nước uống....
(Theo báo Giáo dục thời đại, Nghĩ về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh COVID - 19)
1. Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về đại dịch được nói đến trong đoạn trích trên.
2. Từ đoạn trích trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một bài văn khoảng 2 trang trình bày suy nghĩ của em về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh Covid - 19.
Hướng dẫn giải:
Phần II (4.0 điểm)
1. Gợi ý:
- Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
- Khởi nguồn tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc).
- Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.
2. Gợi ý:
a. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: tinh thần dân tộc Việt Nam trước dịch bệnh Covid – 19.
b. Thân bài
- Giải thích: tinh thần dân tộc và đại dịch Covid 19.
- Biểu hiện của tinh thần dân tộc trong đại dịch vừa qua.
- Ý nghĩa của việc có tinh thần dân tộc.
- Phê phán hiện tượng xấu và hậu quả nếu không có tinh thần dân tộc.
- Làm thế nào để phát huy tinh thần dân tộc?
- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
c. Kết bài
- Khẳng định giá trị cao đẹp của tinh thần dân tộc, đặc biệt trước những hoàn cảnh khó khăn.
- Liên hệ bản thân.