Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề thi học kì 2 - Sở Bắc Giang SVIP
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tình gia thất nào ai chẳng có, Kìa lão thân khuê phụ nhớ thương. Mẹ già phơ phất mái sương, Còn thơ măng sữa, vả đương phù trì. Lòng lão thân buồn khi tựa cửa, Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm. Ngọt bùi, thiếp đỡ hiếu nam Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân. Này một thân nuôi già dạy trẻ, Nỗi quan hoài mang mể biết bao. Nhớ chàng trải mấy sương sao, Xuân từng đổi mới đông nào còn dư. |
(Trích Chinh phụ ngâm khúc, Những khúc ngâm chọn lọc, Tập 1, Lương Văn Đang – Nguyễn Thạch Giang – Nguyễn Lộc, giới thiệu,
Biên thảo, chú giải, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1987, tr.44-45)
Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai?
Câu 3. Chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ được dùng để miêu tả về mẹ già, con thơ.
Câu 4. Anh/chị hiểu gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình qua hai câu thơ sau:
Này một thân nuôi già dạy trẻ,
Nỗi quan hoài mang mể biết bao.
Câu 5. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình hiện lên với những phẩm chất nào?
Câu 6. Đoạn trích gợi cho anh/chị tình cảm, suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội xưa?
Hướng dẫn giải:
Câu 1: Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích: song thất lục bát.
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là người chinh phụ/ người phụ nữ có chồng đi chinh chiến nơi xa/ người vợ có chồng đi chinh chiến nơi xa.
Câu 3: “Mẹ già, con thơ” trong đoạn trích được miêu tả qua những hình ảnh, từ ngữ;
- Mẹ già phơ phất mái sương,/ Lòng lão thân buồn khi tựa cửa,
- Còn thơ măng sữa, / Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.
Câu 4: Tâm trạng của nhân vật trữ tình qua hai câu thơ: cô đơn, buồn tủi, nhớ thương chồng.
Câu 5: Nhân vật trữ tình hiện lên với những phẩm chất:
- Đảm đang, tần tảo.
- Giàu đức hi sinh.
Câu 6:
- Người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa, số phận bất hạnh nhưng sáng ngời phẩm chất tốt đẹp.
-> Tình cảm, suy nghĩ:
+ Xót thương, cảm thông với số phận bất hạnh, không được hạnh phúc.
+ Ngợi ca, trân trọng, cảm phục những phẩm chất tốt đẹp của họ.
Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích sau:
…Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tờ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề. Sự đâu sóng gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. |
(Trao duyên, Truyện Kiều, Nguyễn Du,
Ngữ văn 10, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.104)
Hướng dẫn giải:
1. Cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích 12 câu đầu: Thúy Kiều nhờ cậy, thuyết phục Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
* Câu 1, 2: Lời nhờ cậy của Thúy Kiều
- Trước khi kể chuyện tình yêu của mình, trước khi trao duyên, Kiều đặt Vân vào một tình thế không thể từ chối được.
-> Thúy Kiều đã sử dụng ngôn từ hết sức tinh tế, hết sức cẩn trọng để đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, nàng cũng rất hiểu cho tình thế của Thúy Vân, đây là câu chuyện nhất mực hệ trọng, là hạnh phúc của một đời người, đây là câu chuyện rất đột ngột với Thúy Vân.
- “cậy”:
+ là nhờ giúp đỡ, nhờ người khác làm hộ việc gì đó cho mình -> nhờ
+ nghĩa hàm ẩn:
_ Sự gửi gắm, tin tưởng (tin cậy)
_ Trông mong, hi vọng rất tha thiết (trông cậy)
->Thúy Kiều đã thể hiện sự gửi gắm, nương nhờ rất tha thiết.
- “chịu lời”
+ Nét nghĩa chính tương đương với nhận lời – nhận lời một cách thoải mái
+ Nhận lời làm việc gì đó mà không tự nguyện, miễn cưỡng chấp nhận
->Thúy Kiều rất hiểu cho tình thế, cảm xúc của Thúy Vân khi phải nghe lời sắp nói.
-> thiệt thòi của Thúy Vân
- “lạy, thưa”:
+ Cặp từ này phi lí khi được sử dụng trong quan hệ chị em của lễ giáo phong kiến
+ Trở thành hợp lí trong quan hệ giữa người ban ơn với kẻ chịu ơn. -> thể hiện sự tôn trọng trước những gì Thúy Vân sẽ làm cho mình
=> Cách dùng từ của Thúy Kiều đã đặt Thúy Vân vào tình thế khó có thể từ chối trước những điều éo le, nghịch cảnh sắp nói.
* Câu 3 – câu 12: Lí lẽ trao duyên
- Thúy Kiều đưa ra mâu thuẫn mà mình đang phải đối mặt, đang rất dằn vặt, suy nghĩ:
+ Thúy Kiều đã hẹn thề với Kim Trọng
_Quạt ước - ngày: tặng quạt để ngỏ ý ước hẹn trăm năm
_ Chén thề - đêm: uống rượu để thề nguyền trung thủy
-> Đây là câu chuyện đã diễn ra giữa Thúy Kiều và Kim Trọng. Thúy Kiều tặng quạt cho Kim Trọng. Hai người uống rượu thề nguyền trong đêm tự tình. “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”.
->Nguyên tắc ứng xử của người xưa: đã thề thì nhất định phải thực hiện
>< Nhưng Thúy Kiều lại vi phạm lời thề, là người bội ước khi bán mình chuộc cha.
Sự bội ước ấy được diễn giải qua một loạt những câu thơ:
+ Giải thích nguyên nhân – khách quan: dù là khách quan nhưng Thúy Kiều vẫn là người bội ước
-> Biến cố rất lớn, rất bất ngờ, đột ngột đến mức người ta không kịp trở tay, không kịp chuẩn bị. Đó là chuyện cha và em bị vu oan -> gia đình tan nát.
-> Chọn chữ hiếu – tuân thủ nguyên tắc đạo lí phong kiến
=> Rơi vào mâu thuẫn khác: phụ lòng người yêu.
=> Thúy Kiều đã gửi gắm sự áy náy, dằn vặt, hối lỗi
Giữa đường đứt gánh tương tư” -> tình yêu dang dở, “đứt gánh”, thành ngữ “giữa đường đứt gánh” khắc sâu tình cảnh của Thúy Kiều
=> Đau khổ
- Thúy Kiều đề xuất giải pháp để giải quyết mâu thuẫn:
-> Thúy Kiều đã lựa chọn ngôn từ chuẩn xác
+ keo loan: keo được làm từ huyết của con chim loan
+ dùng keo loan để “chắp vá”
+ tơ thừa: cho thấy hai điều
_ Sự đau đớn của Thúy Kiều
_ Sự tội nghiệp của Thúy Vân
-> Mối duyên mình rất trân trọng lại phải lìa bỏ và trao cho người khác. Người ấy cũng không hề có tình cảm với người mình yêu. Mình đau đớn bao nhiêu thì người nhận duyên cũng đau đớn bấy nhiêu
+ Mặc em: có hai nghĩa
_ Mặc kệ
_ Buộc em vào -> Vân không thể từ chối. Vì
-> Suốt từ đầu, Thúy Kiều vẫn rất hiểu cho tình thế của em
+ Ngày xuân: tuổi trẻ, cơ hội hạnh phúc còn phơi phới, rộng mở, thênh thang trước mắt.
->Nếu không có câu chuyện của mình, em sẽ có cơ hội hạnh phúc nhưng em sẽ không vì thế mà từ chối mình bởi:
+ Tình máu mủ: tình chị em ruột thịt. Chị cũng vì gia đình nên mới lỡ dở và phải nhờ đến em
=> Em sẽ thay mình trả nợ duyên cho Kim Trọng “thay lời nước non”.
- Thúy Kiều giãi bày tâm trạng của mình:
-> Luôn có dự cảm không lành. Khi bước chân ra khỏi nhà, khi phải chia tay tình yêu có nghĩa là sẽ chết.
-> Nhưng có điều cứu rỗi: đã phó thác duyên cho Thúy Vân, có thể ngậm cười chín suối, được an ủi, được xoa dịu nỗi đau.
Sự xoa dịu ấy chỉ có thể có được khi Thúy Vân thay mình trả nợ duyên Kim Trọng
-> Đây cũng là một đoạn ra điều kiện với Thúy Vân.
=> Vân không thể từ chối.
=> Thúy Kiều đặt trách nhiệm “chắp mối tơ thừa” sang cho Vân để Vân không thể từ chối.
=> Lập luận sắc sảo, hợp lí
=> Sự thông minh của Thúy Kiều.
b. Nghệ thuật thể hiện: thể thơ lục bát, ngôn ngữ thơ giàu cảm xúc, tinh tế, chính xác, thành ngữ dân gian kết hợp điển tích, điển cố, giọng thơ da diết... Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật.
2. Đánh giá
- Đoạn trích thể hiện sâu sắc nỗi đau và vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều: đau đớn khi tình yêu sâu nặng tan vỡ và hi sinh quên mình vì hạnh phúc của người thân yêu.
- Đoạn trích thể hiện rõ tấm lòng nhân đạo sâu sắc, tài năng sử dụng ngôn ngữ của đại thi hào Nguyễn Du trong việc khắc họa tâm lí nhân vật.