Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề thi cuối học kì I - Đề 01 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Nội dung nào sau đây là vai trò của rừng phòng hộ đầu nguồn?
Ngoài kiến thức về cây rừng, người lao động trong ngành lâm nghiệp cần có kiến thức cơ bản về môn học nào sau đây?
Đồ thị dưới đây thể hiện kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ qua một số năm của nước ta.
Nhận định nào sau đây đúng?
Hoạt động nào sau đây thuộc nội dung quản lí rừng?
Việc ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm có ý nghĩa nào sau đây đối với quản lí rừng?
Trồng rừng trên các khu vực đất trống, đồi núi trọc có vai trò nào sau đây?
Trồng rừng chắn cát bay ở vùng ven biển cần lưu ý điều nào sau đây để đảm bảo hiệu quả lâu dài?
Sinh trưởng của cây rừng là
Trong giai đoạn gần thành thục, phương án nào dưới đây cho thấy các tính trạng về năng suất và chất lượng lâm sản chưa ổn định?
Phương thức gieo hạt nào sau đây yêu cầu gieo hạt đồng đều trên toàn bộ diện tích đất?
Trồng dặm phải tuân thủ yếu tố nào sau đây để đảm bảo chất lượng rừng trồng?
Phương án nào sau đây chỉ ra mục đích chính của việc khai thác tài nguyên rừng bền vững?
Chủ rừng cần ưu tiên thực hiện việc nào sau đây để bảo vệ hệ sinh thái rừng?
Phương án nào sau đây là biện pháp ngăn chặn suy thoái tài nguyên rừng?
Hình thức khai thác nào sau đây dựa hoàn toàn vào sự tái sinh tự nhiên của rừng?
Cho các sản phẩm sau: (1) Cá hồi; (2) Tôm thẻ; (3) Cua đồng; (4) Cá ngừ; (5) Nhuyễn thể. Sản phẩm của nuôi trồng thủy sản gồm:
Xu hướng giảm tỉ lệ khai thác và tăng tỉ lệ nuôi trồng thủy sản có mục đích nào sau đây?
Loài nào sau đây không thuộc nhóm động vật giáp xác?
Độ trong thích hợp của nước ao nuôi tôm là
Tính lưu động của nước trong ao hồ có thể được tăng cường bằng phương pháp nào sau đây?
Yếu tố nào sau đây cần được kiểm tra và xử lí trước khi đưa thủy sản vào môi trường nuôi?
Trong quản lí môi trường ao nuôi tôm, các bước thực hiện bao gồm:
(1) Thay nước định kì; (2) Kiểm tra pH nước ao; (3) Bổ sung vi sinh vật có lợi; (4) Xử lí nước trước khi thải ra môi trường.
Thứ tự đúng là:
Tác động của nhiệt độ nước đến tốc độ sinh trưởng của cá tra (Pangasius hypophthalmus). Bảng dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa nhiệt độ nước và tốc độ tăng trưởng của cá tra sau 8 tuần nuôi:
Nhiệt độ nước (°C) | Khối lượng ban đầu (g/con) | Khối lượng kết thúc (g/con) |
---|---|---|
25 | 20,5 | 45,6 |
28 | 20,8 | 50,7 |
30 | 20,7 | 52,9 |
32 | 20,6 | 48,3 |
Nhận định nào sau đây là đúng?
Phương án nào sau đây chỉ ra mục đích chính của việc xử lí nước trước khi nuôi thủy sản?
Ở một số khu vực rừng trồng, người dân thường áp dụng các biện pháp chăm sóc nhằm đảm bảo cây rừng phát triển theo đúng quy luật sinh trưởng và phát triển.
Phát biểu dưới đây đúng hay sai?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Ánh sáng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây rừng. |
|
b) Việc tưới nước quá nhiều không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây rừng. |
|
c) Cây rừng sinh trưởng nhanh hơn khi được trồng trong môi trường phù hợp với đặc điểm sinh học của chúng. |
|
d) Việc trồng cây bản địa giúp rừng phát triển bền vững và duy trì cân bằng sinh thái. |
|
Tài nguyên rừng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái và phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc khai thác và bảo vệ rừng cần được thực hiện đúng cách để tránh gây tổn hại lâu dài cho môi trường.
Phát biểu dưới đây đúng hay sai?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Sau khai thác, việc trồng rừng lại là không cần thiết nếu đất rừng đã phục hồi tự nhiên. |
|
b) Phát triển các mô hình nông lâm kết hợp giúp khai thác rừng hiệu quả mà không gây tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên. |
|
c) Đốt rừng làm nương rẫy là biện pháp khai thác bền vững và an toàn trong dài hạn. |
|
d) Các chính sách bảo vệ rừng nghiêm ngặt có thể góp phần ngăn chặn suy thoái và mất tài nguyên rừng. |
|
Bệnh đốm đỏ là một bệnh phổ biến ở cá rô phi nuôi trong môi trường nước ngọt. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa độ pH của môi trường nước và thời gian sống của vi khuẩn gây bệnh, các nhà khoa học đã thu được kết quả như sau:
Độ pH của môi trường nước | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
Thời gian sống của vi khuẩn (giờ) | 12 | 24 | 36 | 48 | 36 | 24 | 12 |
a) Độ pH của môi trường nước có ảnh hưởng đến thời gian sống của vi khuẩn gây bệnh. |
|
b) Khi độ pH đạt mức trung tính (7 - 8), thời gian sống của vi khuẩn gây bệnh đạt tối đa. |
|
c) Để giảm thiểu nguy cơ phát triển vi khuẩn, nên duy trì môi trường nước ở độ pH 5 hoặc 11. |
|
d) Thời gian sống của vi khuẩn gây bệnh giảm dần khi độ pH tăng từ 8 đến 11. |
|
Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang ngày càng phát triển, việc ứng dụng công nghệ sinh học để cải thiện môi trường nuôi và tối ưu hóa hiệu quả sinh trưởng của các giống thủy sản là một hướng nghiên cứu quan trọng. Nghiên cứu về tác động của việc bổ sung Fructooligosaccharide (FOS) vào thức ăn đã mang lại những kết quả đáng chú ý. Sau 60 ngày nuôi tôm thẻ chân trắng, các nhà khoa học thu được kết quả như sau:
Chỉ tiêu | Không bổ sung FOS | Bổ sung 0,25% FOS | Bổ sung 0,5% FOS | Bổ sung 1,0% FOS |
Khối lượng tôm lúc thả (g) | 0,85 | 0,85 | 0,85 | 0,85 |
Khối lượng tôm lúc thu (g) | 10,50 | 12,80 | 14,75 | 13,20 |
a) Việc bổ sung FOS vào thức ăn có ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng. |
|
b) Tôm thẻ chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất khi bổ sung 0,5% FOS vào thức ăn. |
|
c) Tốc độ sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng tỉ lệ thuận với hàm lượng FOS trong thức ăn. |
|
d) Cần tiếp tục thử nghiệm với các nồng độ FOS cao hơn 1,0% để tìm ra hàm lượng phù hợp nhất. |
|