Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề tham khảo số 7 - Tự luận SVIP
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau:
GÁNH MẸ
Cho con gánh mẹ một lần,
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.
Cho con gánh mẹ đầu non,
Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...
Ngày xưa mẹ gánh à ơi!
Con xin gánh lại những lời mẹ ru.
Đường đời sương gió mịt mù,
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...
Để con gánh mẹ đừng can,
Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?
Cho con gánh cả tháng dài,
Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay.
Cho con... gánh cả đôi vai,
Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.
Mẹ già lá sắp xa cây
Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?
Mẹ ơi sóng biển dạt dào,
Con sao gánh hết công lao một đời.
Bông hồng cài áo đúng nơi,
Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la.
Cho con gánh lại mẹ già,
Để sau người gánh chính là con con...
(Quách Beem)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Văn bản được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Xác định cách ngắt nhịp của câu thơ sau.
Đường đời sương gió mịt mù,
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...
Câu 3. Gọi tên và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong văn bản trên.
Câu 4. Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong văn bản trên?
Câu 5. Tác giả đã thể hiện cảm xúc gì trong đoạn thơ sau?
Cho con... gánh cả đôi vai,
Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.
Mẹ già lá sắp xa cây
Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?
Câu 6. Từ nội dung của văn bản trên, em có suy nghĩ gì về bổn phận của con cái với bố mẹ, gia đình?
Hướng dẫn giải:
Phần |
Câu |
Hướng dẫn chấm |
Điểm |
I |
PHẦN ĐỌC HIỂU |
6.0 |
|
1 |
Văn bản được viết theo thể thơ lục bát. |
0.5 |
|
2 |
Cách ngắt nhịp: 2/2/2; 4/4. |
0.5 |
|
3 |
– Học sinh gọi tên và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong bài thơ. – Ví dụ: + Biện pháp ẩn dụ: “thân cò lặn lội”. + Tác dụng:
|
1.0 |
|
4 |
Hình ảnh người mẹ trong bài thơ: – Lam lũ, vất vả, tảo tần sớm hôm. – Lo toan, hi sinh cho con cái. – … (Học sinh có thể trích dẫn một vài từ ngữ, hình ảnh làm minh chứng cho nhận xét của mình.) |
1.0 |
|
5 |
Cảm xúc của tác giả (con) trong đoạn thơ: – Tình yêu thương tha thiết dành cho người mẹ già, tảo tần, vất vả. – Buồn thương, lo lắng vì mẹ đã già, có thể sẽ rời xa con mãi mãi khi con chưa thể báo đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng. |
1.0 |
|
|
6 |
Học sinh trình bày suy nghĩ về bổn phận của con cái với bố mẹ, gia đình: – Với bố mẹ: Yêu thương, lo lắng, quan tâm, lắng nghe, giúp đỡ bố mẹ,… – Với gia đình: Có trách nhiệm, có ý thức đóng góp công sức xây dựng mái ấm gia đình hạnh phúc. |
2.0 |
II. PHẦN VIẾT (4 ĐIỂM)
Những trải nghiệm thú vị không chỉ mang lại những bài học bổ ích mà còn giúp nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta. Em hãy viết một bài văn (khoảng 400 chữ) kể lại một trải nghiệm thú vị của bản thân.
Hướng dẫn giải:
II |
PHẦN VIẾT |
4.0 |
|
|
Viết bài văn (khoảng 400 chữ) kể về một trải nghiệm của bản thân. |
4.0 |
|
a. Xác định được bố cục của bài viết: Bài văn với bố cục 3 phần. |
0.25 |
||
b. Xác định đúng chủ đề của bài viết: Kể về một trải nghiệm của bản thân. |
0.5 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp: – Xác định được các ý chính của bài viết. – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Mở bài: Giới thiệu về trải nghiệm của bản thân. * Thân bài: – Sử dụng ngôi kể thứ nhất. – Trình bày về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. – Trình bày chi tiết những nhân vật có liên quan. – Trình bày được các diễn biến của sự việc theo trình tự hợp lí. – Tập trung vào sự việc để lại ấn tượng sâu sắc cho bản thân hoặc giúp bản thân rút ra bài học đáng nhớ. – Kết hợp kể, tả, bày tỏ cảm xúc. * Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm với bản thân. |
1.0 |
||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Trình bày rõ các ý trong bài viết. – Sử dụng được ngôi kể thứ nhất để trình bày những quan sát, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. |
1.5 |
||
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong bài văn. |
0.25 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5 |