Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề tham khảo số 3 SVIP
Đọc văn bản sau:
Khi có một người đi khỏi thế gian
(1) Có thể là buổi sáng khi chúng ta đang uống cà phê, có thể là một buổi chiều khi chúng ta đang trở về ngôi nhà của mình, và có thể một buổi tối khi chúng ta đang ngủ… chúng ta bỗng nhận được tin nhắn hoặc một cuộc gọi thông báo về một người bạn vừa rời bỏ thế gian.
(2) [...] Quả thực, trong cách nghĩ thô thiển của mình, tôi luôn luôn bị ức chế bởi thế gian này quá chật chội. Chật đến nỗi cả trong giấc ngủ cũng thấy mình ở trong chen chúc, nồng nặc mùi mồ hôi kẻ lạ và bị vây bủa bởi ngàn vạn con mắt ngờ vực, soi xét. Nhưng khi biết có một người vừa rời khỏi thế gian, kể cả đó là người không hề có bất cứ mối quan hệ nào với mình thì mình cũng cảm thấy thế gian bị bắn thủng và để lại một lỗ hổng.
(3) Nhưng trùm phủ lên tất cả những gì tôi vừa nói trên là một lời nhắc nhở của ai đó. Lời nhắc nhở đó cụ thể là: “Ngươi hãy xem lại cuộc sống của ngươi”. Với cá nhân mình, tôi thường được nghe lời nhắc nhở đó. Chính thế, tôi nghĩ về sự ra đi khỏi thế gian này của con người là lời nhắc nhở của Tạo hóa đối với chúng ta. Hầu hết con người sống trên thế gian này, trong đó có cá nhân tôi, rất hay quên mình phải sống như thế nào với người bên cạnh.
(4) Có lần, một người bạn tôi đặt một câu hỏi nghe có vẻ rất “ngớ ngẩn”: “Tại sao chúng ta không sống với người đang sống như sống với người đã chết?”. Hình như câu hỏi này có điểm nào đó bất hợp lý nhưng tôi chưa biết bất hợp lý ở điểm nào. Nhưng nó có lý ở phía lý tưởng sống của con người. Đó là sự chia sẻ, cảm thông, hiểu biết, nhường nhịn, công bằng và thiện chí. Điểm hợp lý này đã trở thành cái đích của xã hội loài người mà con người trong suốt chiều dài lịch sử của mình luôn luôn tâm niệm và tìm cách đi tới.
(5) Trong thâm tâm chúng ta ai cũng có lần suy ngẫm lại hành xử của mình đối với một đồng nghiệp, một người bạn hay một người thân khi người đó rời bỏ thế gian ra đi mãi mãi. Chúng ta nghĩ nếu người đó sống lại chúng ta sẽ không bao giờ hành xử thiếu thiện chí, bất công, ngờ vực, đố kỵ, thiếu chia sẻ, dửng dưng… với người đó như một đôi lần khi người đó còn sống. Chính thế mà ở một phía ý nghĩa của cái chết, tôi nghĩ rằng: việc thi thoảng có một người đi khỏi thế gian là một cách Tạo hóa nhắc nhở sự quên lãng những ý nghĩa nhân văn trong đời sống của con người. Vậy tại sao khi người đó còn sống ở bên cạnh chúng ta trong gia đình, trong công sở, trong làng xóm hay trong khu phố thì chúng ta lại cảm thấy khó chịu, thấy ngờ vực và đôi khi căm ghét?
(6) Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho chúng ta quên lãng những phẩm chất tốt đẹp vẫn luôn luôn trú ngụ trong con người chúng ta là tính sở hữu dục vọng của mình. Chúng ta muốn sở hữu danh tiếng, sở hữu công việc, sở hữu một vị trí, sở hữu trí tuệ, sở hữu sự sáng tạo cho đến sở hữu một chiếc xe, một chỗ ngồi, một lối đi trước nhà mình, thậm chí sở hữu cả một cái bàn ăn trong một tiệm ăn. Nhưng thế gian lại không chỉ có một mình chúng ta. Thế là chúng ta tìm nhiều cách chống lại những người khác mà chúng ta cho rằng người đó là nguy cơ chiếm mất những gì chúng ta thèm khát sở hữu như một sự độc quyền.
(7) [...]Không ít những người đã và đang nghĩ rằng: cái chết là một điều gì đó khác với những gì chúng ta vẫn suy nghĩ lâu nay. Có người nghĩ rằng: đời sống chúng ta đang sống là một cánh đồng. Còn cái chết là một cánh đồng bên cạnh mà chúng ta chưa hề biết. Vậy khi chúng ta đã sống một cách trung thực và không ân hận với đời sống hiện tại thì khi ra đi khỏi đời sống này chúng ta sẽ thanh thản. Chúng ta chưa có ân huệ gặp lại một người trở về từ cánh đồng bên cạnh (sau cái chết) kể cho chúng ta về đời sống ở nơi chốn đó như một người đã đến thăm những khu phố cổ ở Stockhome trở về và kể lại. Ngay sau đó, chúng ta có ước muốn đến thăm những khu phố cổ ấy. Nếu khi chúng ta nghĩ và tin sau cái chết là một cánh đồng sự sống khác thì chúng ta sẽ bớt đi lòng tham và sự ích kỷ của chúng ta.
(8) Có một hiện thực luôn luôn hiện ra trước chúng ta toàn bộ sự thật của nó là cái chết. Và trước sự ra đi khỏi thế gian này của đồng nghiệp, bạn bè và những người thân, quả thực chúng ta có những giờ phút sống chân thực. Và những phẩm tính tốt đẹp trú ngụ trong bóng tối dục vọng của chúng ta thức dậy và tỏa sáng. Nhưng rồi chúng ta lại quên ngay những điều kỳ diệu đó. Thế là, chúng ta lại hành xử với một người còn sống khác bên cạnh chúng ta với toàn bộ sai lầm mà chúng ta đã mắc phải với người đã ra đi trước đó. Bởi thế, cái chết, một quy luật tất yếu của thời gian đối với con người, nó chứa đựng một lời nhắc nhở những người còn sống hãy sống tốt hơn như con người có thể.
(https://vanvn.vn/khi-co-mot-nguoi-di-khoi-the-gian-tan-van-cua-nguyen-quang-thieu/)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2: Xác định nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3: Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn (7).
Câu 4: Tác giả bài viết cho rằng cái chết chứa đựng điều gì? Anh/chị có đồng tình với ý kiến ấy không? Vì sao?
Câu 5: Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản là gì? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Câu 1 (0.5 điểm):
- Xác định ngôi kể: Người kể chuyện ngôi thứ 1, xưng “tôi”.
Câu 2 (0.5 điểm):
- Đoạn trích sử dụng điểm nhìn bên trong, mọi sự kiện và tình huống xảy ra đều được đánh giá dưới góc nhìn của người con gái Chi-hon.
Câu 3 (1.5 điểm):
- Biện pháp nghệ thuật: Lặp cấu trúc “Lúc mẹ...”
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh khoảnh khắc mẹ bị lạc, Chi-hon đang bận rộn sống cuộc đời riêng.
+ Tăng tính liên kết và tạo nhịp điệu cho đoạn văn.
Câu 4 (0.5 điểm):
- Người mẹ của Chi-hon có phẩm chất mạnh mẽ, kiên quyết bảo vệ cho con của mình, ngay cả khi bà phải đối mặt với một môi trường lạ lẫm; bà cũng vô cùng yêu thương con, muốn con được thử và mặc những món đồ bà thấy thật đẹp.
Câu 5 (1.0 điểm):
- Chi-hon hối tiếc vì đã không thử mặc chiếc váy mẹ chọn, khiến mẹ buồn phiền.
- Học sinh nêu được một trong những ý sau:
+ Những hành động vô tâm đôi khi có thể khiến những người xung quanh cảm thấy tổn thương, dù ta không cố ý.
+ Ngay cả với những người thân thiết nhất, ta cũng cần chú ý cư xử một cách tinh tế.
+ Khi ta chú tâm trong cách ứng xử với người khác, ta cũng nhận được những điều tương tự.
Câu 1. (2 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về phương thức để sống một cách ý nghĩa.
Câu 2. (4 điểm)
Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích bài thơ Áo cũ của Lưu Quang Vũ.
Áo cũ
Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn
Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai
Thương áo cũ như là thương ký ức
Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.
Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn
Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim
Áo con có đường khâu tay mẹ vá
Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm.
Áo đã ở với con qua mùa qua tháng
Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương
Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới
Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn.
Hãy biết thương lấy những manh áo cũ
Để càng thương lấy mẹ của ta
Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống
Những gì trong năm tháng trôi qua...
Hướng dẫn giải:
Câu 1 (2 điểm):
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn (0.25 điểm):
- Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn.
- Về kiểu đoạn văn, HS có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm):
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cách để sống có ý nghĩa.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận (0.5 điểm):
- Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
+ Cuộc đời của con người là hữu hạn, vậy nên cần trân trọng thời gian để sống chứ không chỉ tồn tại.
+ Cách đầu tiên để sống có ý nghĩa là biết yêu thương bản thân, chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, để từ đó ta có thể đón lấy những vang vọng của đời, thực hiện mơ ước.
+ Ta cũng cần chăm chút cho các mối quan hệ xung quanh, ứng xử tinh tế khi giao tiếp, tránh gây cho người khác những tổn thương không thể chữa lành.
- Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau (0.5 điểm):
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt (0.25 điểm):
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
e. Sáng tạo (0.25 điểm):
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2 (4 điểm):
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài (0.25 điểm):
- Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm):
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích bài thơ Áo cũ của Lưu Quang Vũ.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận (1.0 điểm):
- Xác định được các ý chính của bài viết.
- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
* Triển khai vấn đề nghị luận:
- Giải thích vấn đề nghị luận.
- Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:
+ Chiếc áo cũ là một phần của quá khứ, mang nhiều kỉ niệm, thể hiện tình yêu thương và sự che chở mà người mẹ dành cho con của mình.
+ Mỗi lần mẹ vá áo và con thay áo mới là một lần con trưởng thành hơn, còn người mẹ thì già đi. Tuy nhiên, tình yêu mẹ dành cho con vẫn chưa bao giờ đổi khác.
+ Tác giả khuyên ta hãy biết trân trọng quá khứ và những người yêu thương mình.
- Nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh mang tính biểu tượng, giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết.
- Đưa ra giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
* Khái quát lại thông điệp tác phẩm.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau (1.5 điểm):
- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
đ. Diễn đạt (0.25 điểm):
- Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
e. Sáng tạo (0.5 điểm):
- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.