Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề tham khảo số 3 SVIP
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:
Cây hai ngàn lá
Pờ Sảo Mìn
[...]
Dân tôi1 chỉ có hai ngàn người
Như cái cây hai ngàn chiếc lá.
[…]
Dân tôi chỉ có hai ngàn người
Một cây đứng trong muôn rừng cây đứng
Muốn hiểu ta đã qua bao chịu đựng
Thì cây ơi! Ta sẽ hát đời mình.
Thế kỉ nào ai gieo mầm trên đất
Để hôm nay cây lớn toả xum xuê
Con trai trần2 trong mặt trời nắng cháy
Ép đá xanh thành rượu uống hàng ngày
Con gái đẹp trong sương giá đông sang
Tước vỏ cây thêu áo đẹp năm tháng.
Dân tôi chỉ có hai ngàn người
Biết gọi gió, gọi mưa, gọi nắng
Chặn suối, ngăn sông, bắt nước ngược dòng
Ngô lúa cười reo tận sân trời đó
Ta dang tay gặt mùa hạnh phúc ấm no.
(Cây hai ngàn lá, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1992, tr.25-26)
Chú thích:
1 Chỉ dân tộc Pa Dí – một dân tộc thiểu số của nước ta. Nhà thơ Pờ Sảo Mìn cũng là người dân tộc Pa Dí.
2 Đem hết sức lực để lao động vất vả.
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.
Câu 2. Liệt kê những dòng thơ nói về vẻ đẹp của con trai, con gái trong đoạn trích trên.
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Biết gọi gió, gọi mưa, gọi nắng
Chặn suối, ngăn sông, bắt nước ngược dòng
Câu 4. Tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì qua đoạn trích trên?
Câu 5. Anh/Chị rút ra bài học gì cho bản thân từ đoạn trích trên?
Hướng dẫn giải:
Câu 1. Thể thơ: tự do.
Câu 2. Những dòng thơ nói về vẻ đẹp của con trai, con gái:
Con trai trần trong mặt trời nắng cháy
Ép đá xanh thành rượu uống hàng ngày
Con gái đẹp trong sương giá đông sang
Câu 3.
– Biện pháp tu từ liệt kê:
Biết gọi gió, gọi mưa, gọi nắng
Chặn suối, ngăn sông, bắt nước ngược dòng
– Tác dụng:
+ Giúp cho đoạn thơ trở nên gợi hình, gợi cảm.
+ Cho thấy vẻ đẹp cứng cáp, mạnh mẽ, chăm chỉ của người Pa Dí.
+ Thể hiện tình yêu, niềm tự hào trước vẻ đẹp con người dân tộc mình của tác giả.
Câu 4. Tác giả thể hiện sự trân trọng, tự hào về những vẻ đẹp của con người dân tộc Pa Dí.
Câu 5. Thí sinh rút ra bài học cho bản thân từ đoạn trích. Tham khảo: biết trân quý nguồn cội của mình, luôn tự hào và nỗ lực xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM)
Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của con người Pa Dí được thể hiện trong đoạn trích ở phần đọc hiểu.
Câu 2. Viết bài văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về tinh thần dám đổi mới của thế hệ trẻ hiện nay.
Hướng dẫn giải:
Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của con người Pa Dí được thể hiện trong đoạn trích ở phần đọc hiểu.
a. Xác định đúng yêu cầu về hình thức, dung lượng:
– Yêu cầu về hình thức: đoạn văn.
– Dung lượng: 200 chữ.
Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về vẻ đẹp của con người Pa Dí được thể hiện trong đoạn trích ở phần đọc hiểu.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:
– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
+ Con người Pa Dí khiêm nhường, bé nhỏ, chỉ là Một cây đứng trong muôn rừng cây đứng.
+ Con người Pa Dí kiên cường, mạnh mẽ, giàu nghị lực.
+ Nghệ thuật: giọng điệu thơ tâm tình, tha thiết; hình ảnh thơ tự nhiên, mộc mạc; thể thơ tự do với cách ngắt nhịp linh hoạt,...
– Sắp xếp được hệ thống ý phù hợp với đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt: đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong đoạn.
e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2. Viết bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về tinh thần dám đổi mới của thế hệ trẻ hiện nay.
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: bày tỏ ý kiến về niềm tin vào bản thân của giới trẻ hiện nay.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:
– Xác định được các ý chính của bài viết.
– Sắp xếp được các ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận và quan điểm của bản thân về vấn đề.
* Triển khai vấn đề nghị luận:
– Giải thích vấn đề nghị luận.
– Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:
+ Thế hệ trẻ ngày nay luôn có tinh thần sẵn sàng dám đổi mới.
+ Tinh thần dám đổi mới giúp thế hệ trẻ có thêm nhiều cơ hội, khám phá được nhiều điều mới mẻ.
+ Xã hội cũng vì vậy mà ngày càng phát triển hơn.
– Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện.
* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
Lưu ý: Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
đ. Diễn đạt: đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong đoạn.
e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.