Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề tham khảo số 1 SVIP
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:
Hạnh phúc
đôi khi như lá
xanh trong nắng dội, mưa tràn
Hạnh phúc
đôi khi như quả
thơm trong im lặng, dịu dàng
Hạnh phúc
đôi khi như sông
vô tư trôi về biển cả
Chẳng cần biết mình
đầy vơi
(Nguyễn Loan, Hạnh phúc đôi khi, Tạp chí sông Hương số 336 - 02/2027)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2. Trong văn bản trên, hạnh phúc được miêu tả qua những tính từ nào?
Câu 3. Anh/Chị hiểu nội dung của đoạn thơ sau như thế nào?
Hạnh phúc
đôi khi như quả
thơm trong im lặng, dịu dàng
Câu 4. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ sau:
Hạnh phúc
đôi khi như sông
vô tư trôi về biển cả
Chẳng cần biết mình
đầy vơi
Câu 5. Nhận xét quan niệm về hạnh phúc của tác giả được thể hiện trong đoạn trích.
Hướng dẫn giải:
Câu 1. Thể thơ: tự do.
Câu 2. Trong văn bản trên, hạnh phúc được miêu tả qua những tính từ: xanh, thơm, vô tư.
Câu 3. Nội dung của đoạn thơ:
- Hạnh phúc đôi khi đến từ những điều giản đơn, bình thường trong cuộc sống của ta.
- Thông điệp về việc nhận ra và trân trọng những hạnh phúc bình dị trong cuộc sống.
Câu 4. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ:
- Giúp cho đoạn thơ trở nên gợi hình, gợi cảm.
- Khẳng định hạnh phúc đến từ sự vô tư cho đi, không cần tính toán thiệt hơn.
Câu 5. Nhận xét quan niệm về hạnh phúc của tác giả được thể hiện trong đoạn trích:
- Nêu được quan niệm về hạnh phúc của tác giả: hạnh phúc có thể đến từ cả niềm vui lẫn nỗi buồn, hạnh phúc đôi khi chỉ là những điều bình dị, hạnh phúc đến từ sự vô tư cho đi.
- Nhận xét được quan niệm về hạnh phúc của tác giả: quan niệm đúng đắn, thể hiện suy nghĩ sâu sắc của tác giả về hạnh phúc.
II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM)
Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) cảm nhận đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau:
Tôi đi về phía tuổi thơ
Giẫm lên dấu chân
Những đứa bạn đã rời làng kiếm sống
Đất không đủ cho sức trai cày ruộng
Mồ hôi chẳng hóa thành bát cơm no…
Thiếu nữ bây giờ không còn hát dân ca
Cũng thôi để tóc dài ngang lưng nữa…
Cánh đồng làng giờ nhà cửa chen chúc mọc
Đâu còn những lũy tre ngày xưa…
Tôi đi về phía làng
Mang lên phố những nỗi buồn ruộng rẫy…
(Trương Trọng Nghĩa, Phía sau làng, thivien.net)
Câu 2. Viết bài văn (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Hướng dẫn giải:
Câu 1.
a. Xác định đúng yêu cầu về hình thức, dung lượng:
- Yêu cầu về hình thức: đoạn văn.
- Dung lượng: 200 chữ.
Học sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận đặc sắc nội dung và nghệ thuật trong đoạn thơ thuộc bài thơ Phía sau làng của Phan Trọng Nghĩa.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:
- Gợi ý:
+ Nội dung: khắc họa nỗi buồn của tác giả khi chứng kiến sự lam lũ, khó khăn của quê hương khi Đất không đủ cho sức trai cày ruộng, Mồ hôi chẳng hóa thành bát cơm no…. Đồng thời còn cho thấy sự đổi thay của quê hương từ cảnh vật đến con người: thiếu nữ không còn hát dân ca, cũng không còn để tóc ngang lưng; cánh đồng làng giờ chen chúc nhà cửa; lũy tre xanh cũng biến mất.
+ Nghệ thuật: thể thơ tự do; giọng thơ trầm buồn, ngậm ngùi,...
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt: đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong đoạn.
e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2.
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:
- Xác định được các ý chính của bài viết.
- Sắp xếp được các ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của người viết về vấn đề.
* Triển khai vấn đề nghị luận:
+ Giải thích vấn đề nghị luận.
+ Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau: mạng xã hội có vai trò vô cùng quan trọng (thúc đẩy sự liên kết giữa các cá nhân, tạo môi trường giao lưu lành mạnh,...), song nó cũng là con dao hai lưỡi tạo ra những tiêu cực cho con người (con người "nghiện" mạng xã hội, lợi dụng mạng xã hội để trục lợi,...).
* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt: đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong đoạn.
e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.