Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề tham khảo giữa học kì II - Đề số 7 SVIP
(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Bảo kính cảnh giới bài 21
- Nguyễn Trãi -
Ở bầu thì dáng ắt nên tròn,
Xấu tốt đều thì rắp khuôn.
Lân cận nhà giàu no bữa cám,
Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn.
Chơi cùng đứa dại nên bầy dại,
Kết mấy người khôn học nết khôn.
Ở đấng thấp thì nên đấng thấp,
Đen gần mực, đỏ gần son.
(Trích Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2. Chỉ ra một câu thành ngữ, tục ngữ được tác giả mượn ý trong văn bản.
Câu 3. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ cuối.
Câu 4. Phát biểu đề tài, chủ đề của văn bản.
Câu 5. Em rút ra được những bài học gì sau khi đọc văn bản?
Hướng dẫn giải:
Câu 2.
HS chỉ ra được một thành ngữ, tục ngữ trong những thành ngữ, tục ngữ sau:
– Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
– Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
– Gần nhà giàu đau răng ăn cốm/ Gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn.
Câu 3.
– HS chỉ ra được một biện pháp tu từ trong dòng thơ cuối: Điệp từ gần, phép đối Đen – đỏ, mực - son.
– HS phân tích được tác dụng của một biện pháp tu từ kể trên:
+ Điệp từ: Nhấn mạnh sự tác động của môi trường đến con người.
+ Phép đối: Thể hiện rõ tính nhân quả, sự tác động của môi trường đến con người. Ở nơi xấu xa, tăm tối con người sẽ dần biến chất, xấu xa hơn; còn ở nơi êm ấm, hạnh phúc, tốt lành con người sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 4.
– Đề tài: Môi trường sống.
– Chủ đề: Lời tự răn của tác giả về tầm quan trọng của việc lựa chọn môi trường sống thích hợp, tốt đẹp.
Câu 5.
– HS dựa vào nội dung của văn bản tự rút ra cho mình bài học và có lí giải ngắn gọn hợp lí.
– Một số bài học được rút ra từ văn bản:
+ Cần biết lựa chọn môi trường, hoàn cảnh sống tốt cho mình.
+ Cần biết chọn bạn để chơi, chọn người tốt để kết giao, học hỏi.
Câu 1. (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ ở phần Đọc hiểu.
Câu 2. (4 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Hướng dẫn giải:
Câu 1. (2 điểm)
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
– Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn.
– Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ghi lại cảm nghĩ của em sau khi đọc xong bài thơ ở phần Đọc hiểu.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
+ Về nội dung: Bài thơ là lời tự răn của tác giả về việc chọn lựa môi trường sống sao cho phù hợp, tốt đẹp cho bản thân. Thời kì mà Nguyễn Trãi sống là một thời kì rối ren, xã hội suy vi về nhiều mặt, trong đó có đạo đức. Bản thân Nguyễn Trãi cũng phải trải qua biết bao thăng trầm, chứng kiến bao thói đời bạc bẽo trong đời. Từ những trải nghiệm sống của mình, ông viết bài thơ này vừa để tự răn chính mình, vừa để nhắn nhủ với thế hệ mai sau về tầm quan trọng của môi trường sống đối với sự hình thành, phát triển nhân cách con người.
+ Về nghệ thuật:
++ Mượn ý của nhiều câu thành ngữ, tục ngữ.
++ Hình ảnh thơ vừa bình dị, vừa hấp dẫn, giúp bạn đọc dễ hình dung được mối quan hệ giữa môi trường sống với sự hình thành, phát triển về mặt nhân cách của con người.
++ Sử dụng phép đối linh hoạt: Lân cận nhà giàu no bữa cám, – Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn.; Chơi cùng đứa dại nên bầy dại, – Kết mấy người khôn học nết khôn.; Đen gần mực, đỏ gần son.
++ Ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi, dễ hiểu.
+ Dựa trên phương diện nội dung và nghệ thuật HS bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về tư tưởng của Nguyễn Trãi, cũng như là nhận xét về phương diện nghệ thuật của bài thơ.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2. (4 điểm)
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài
Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bàn luận về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
– Xác định được các ý chính của bài viết.
– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
* Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận:
– Giải thích:
+ Mực: Sự tối tăm, mù mịt, tượng trưng cho những điều xấu xa.
+ Đèn: Tượng trưng cho ánh sáng, chân lí, lẽ phải, những điều đúng đắn.
=> Câu tục ngữ hàm ý về sự tác động của môi trường sống đến nhân cách con người.
– Bàn luận:
+ Môi trường sống tác động đến sự hình thành, phát triển nhân cách bằng những cách thức khác nhau:
++ Gia đình tác động đến nhân cách con người qua việc con cái được cha mẹ nuôi dưỡng, hình thành, bồi đắp những giá trị đạo đức, thói quen,…
++ Xã hội thông qua các mối quan hệ bạn bè, thầy trò,… tác động đến hành vi, suy nghĩ, làm biến đổi nhân cách.
++ Văn hóa cũng thông qua các phong tục tập quán địa phương mà định hình tư duy, hành động của cá nhân, góp phần nuôi dưỡng nhân cách.
+ Môi trường sống tác động đến nhân cách con người theo hai hướng tích cực và tiêu cực.
++ Tích cực:
+++ Góp phần hình thành những phẩm chất tốt. Mẹ của Mạnh Phu Tử đã phải chuyển nhà ba lần vì muốn chọn môi trường tốt, thuận lợi cho việc hình thành, phát triển nhân cách tốt cho con trai.
+++ Tạo điều kiện nảy sinh những mối quan hệ tốt, giúp chúng ta có cơ hội học hỏi nhau, hoàn thiện hơn về nhân cách.
++ Tiêu cực:
+++ Nếu tiếp xúc với người xấu, nhân cách sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến những hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức xã hội.
+++ Một người có nhân cách không tốt sẽ không tạo được thiện cảm với mọi người, dần dà bị mọi người xa lánh.
– Phản đề: Hiện nay, nhiều bạn trẻ có nhân cách không tốt, một phần là do không có sự quan tâm sát sao của gia đình, nên lầm lạc trước những mù quáng của tuổi trẻ, một phần là thiếu sự định hướng từ nhà trường.
– Giải pháp:
+ Mỗi cá nhân cần có ý thức tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức; cần biết phân định đúng, sai để tránh sa vào những lầm lạc trong cuộc sống.
+ Gia đình cần tạo ra môi trường ấm áp, yêu thương, quan tâm, sẻ chia.
+ Trường học cần chú trọng hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh hơn là chạy theo thành tích, điểm số.
* Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.