Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề số 7 (Tự luận) SVIP
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau:
QUẢ BÍ KHỔNG LỒ
Hai anh chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to, kêu lên:
– Chà, quả bí kia to thật!
Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:
– Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.
Anh kia nói ngay:
– Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.
Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:
– Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy?
Anh kia giải thích:
– Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.
(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Truyện được kể theo ngôi kể nào?
Câu 2. Hai anh chàng trong truyện thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cười?
Câu 3. Nghĩa hàm ẩn trong câu “Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.” là gì?
Câu 4. Thủ pháp gây cười của truyện là gì?
Câu 5. Tác giả sáng tác truyện trên nhằm mục đích gì?
Câu 6. Theo em, trong cuộc sống ngày nay, thói khoác lác sẽ gây ra những tác hại gì?
Hướng dẫn giải:
Phần |
Câu |
Hướng dẫn chấm |
Điểm |
I |
PHẦN ĐỌC HIỂU |
6.0 |
|
1 |
Truyện được kể theo ngôi thứ ba. |
0.5 |
|
2 |
Hai anh chàng trong truyện thuộc kiểu nhân vật mang thói xấu. |
0.5 |
|
3 |
Nghĩa hàm ẩn trong câu “Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.” đó là quả bí mà anh nói đến không có thật. Người nói câu này đang cố tình chế nhạo thói nói khoác lác của bạn mình. |
1.0 |
|
4 |
– Thủ pháp gây cười trong truyện là lối nói phóng đại của hai nhân vật. – Ngoài ra, tác giả còn sử dụng cách nói hài hước trong lời của người bạn thứ hai (“Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.”). Cách nói này đã lật tẩy được câu nói khoác của người bạn thứ nhất. |
1.0 |
|
5 |
Tác giả sáng tác truyện trên nhằm mục đích: – Tạo tiếng cười, giải trí. – Phê phán lối nói khoác lác của một bộ phận người trong xã hội. |
1.0 |
|
|
6 |
– Học sinh trình bày ý kiến của mình về tác hại của thói khoác lác trong xã hội ngày nay. – Gợi ý: + Mang lại những thông tin sai lệch cho người nghe. + Khiến mọi người mất lòng tin, không còn yêu quý, không còn muốn giao tiếp, từ đó làm mất đi các mối quan hệ xã hội. + Tác động, hình thành nên những thói hư tật xấu cho một bộ phận giới trẻ. + … (Học sinh phải nêu được ít nhất 2 tác hại) |
2.0 |
II. PHẦN VIẾT (4 ĐIỂM)
Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội mà em đã từng được tham gia.
Hướng dẫn giải:
II |
PHẦN VIẾT |
4.0 |
|
|
Viết bài văn (khoảng 400 chữ) kể lại một hoạt động xã hội mà em đã từng được tham gia. |
4.0 |
|
a. Xác định được bố cục của bài viết: |
0.25 |
||
b. Xác định đúng chủ đề của bài viết: Kể lại một hoạt động xã hội. |
0.5 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp: – Xác định được các ý chính của bài viết. – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn tự sự: * Mở bài: Giới thiệu một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân suy nghĩ, tình cảm sâu sắc. * Thân bài: Nêu những thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sẽ kể, miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra hoạt động; kể lại các sự việc theo trình tự hoạt động xã hội; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm. * Kết bài: Khẳng định giá trị của hoạt động xã hội đã kể; nêu suy nghĩ, tình cảm sâu sắc mà hoạt động gợi ra cho bản thân. |
1.0 |
||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Trình bày rõ các ý trong bài viết. – Kết hợp với các yếu tố miêu tả hay biểu cảm, hoặc cả hai yếu tố để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn. – Sử dụng được ngôi kể thứ nhất để trình bày những quan sát, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. |
1.5 |
||
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong bài văn. |
0.25 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5 |