Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề số 5 (Trắc nghiệm) SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện định nghĩa về thể loại truyện ngắn.
Truyện ngắn là thể loại cỡ nhỏ. Truyện ngắn hướng tới khắc họa một hiện tượng trong đời sống; thường diễn ra trong thời gian, không gian hạn chế; không nhiều tầng, nhiều tuyến; thường có nhân vật. Truyện ngắn thu hút người đọc bởi cô đúc, có sức ám ảnh, ý tưởng sắc sảo được thể hiện qua tình huống bất ngờ, lời văn hàm súc, mang nhiều ẩn ý.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Chủ đề là gì?
Điểm nhìn là gì?
Dưới đây là một đoạn trích trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long; truyện xoay quanh tình huống gặp gỡ, trò chuyện giữa ba nhân là vật anh thanh niên làm công tác khí tượng địa cầu, ông họa sĩ lão thành và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ tuổi:
Những điều cô cùng nghe, cộng với những điều cô khám phá thấy trên trang sách đang đọc dở của người con trai làm cô bàng hoàng. Có phải cái ánh sáng trong quyển sách rọi sang, làm cho cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con đường cô đang đi tới? Có phải cái cảm giác bàng hoàng, đáng lẽ cô phải biết khi cô yêu, bây giờ cô mới biết, giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã bỏ, và yên tâm hơn về quyết định của mình? Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô. Và vì một cái gì đó nữa mà cô chưa kịp nghĩ kĩ.
Hãy cho biết đoạn trích trên đã trần thuật từ điểm nhìn nào?
Hãy xác định triết lí nhân sinh thể hiện qua văn bản sau:
Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất diệu để khiến người sinh đê tiện…
(Tư cách mõ, Nam Cao)
Đâu không phải đặc điểm của ngôn ngữ nói?
Điền từ ngữ vào chỗ trống để hoàn chỉnh định nghĩa về ngôn ngữ viết.
Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng trong văn bản (có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức như: bản viết tay, bản đánh máy, bản in, bản chữ nổi dành cho người khiếm thị… và kết hợp cùng các phương tiện như: hình ảnh, sơ đồ, kí hiệu…) và được tiếp nhận bằng .
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Đoạn văn Trời trong như ngọc, đất sạch như lau. Ngủ dậy lúc còn tối trời, anh ngồi uống nước trà đợi sáng thì uống chưa xong ấm nước, anh bỗng thấy có những đám mây hồng từ phía đông kéo tới giữa một nền trời xanh ngăn ngắt một màu. Ở đằng sau nhà, chim hót ríu ran, đánh thức những người còn đang thiêm thiếp. Anh mở cửa nhìn ra ngoài thì lá cây sạch bong ra, lóng lánh như ở trong một phim ảnh màu tuyệt đẹp: sương móc ban đêm rửa hoa lá cỏ cây, rửa cả cát bụi trên các nẻo đường thành phố. (Vũ Bằng) mang đặc điểm của ngôn ngữ viết.
Đâu không phải một đặc điểm của ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản dưới đây?
Việc Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực theo lời khuyên của Đan Thiềm là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh xung đột bi kịch. Tuy nhiên, đây không phải là xung đột thông thường mà là xung đột vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính nhân loại.
(Phạm Vĩnh Cư, Bàn thêm về bi kịch Vũ Như Tô)
Câu dưới đây đã mắc lỗi gì?
CÁI CHẾT CỦA MỘT VIÊN CHỨC
Vào một buổi tối thú vị, Ivan Đơmitơríts Tsêrviakốp, một viên quản trị hành chính không kém phần thú vị hơn, đã ngồi ở hàng ghế bành thứ hai, giương ống nhòm lên sân khấu mà xem vở Chuông Kornêvinh.
Y vừa xem vừa cảm thấy trong lòng khoan khoái vô cùng. Bỗng dưng… Trong các truyện thường gặp chữ “bỗng dưng” này, các tác giả đã có lí: cuộc đời quả là đầy rẫy những chuyện bất ngờ. Bỗng dưng mặt y nhăn nhó, mắt hoa lên, hơi thở nghẹn lại… Y rời mắt khỏi chiếc ống nhòm, hơi cúi xuống và… hắt xì!!! Các bạn thấy đấy, y đã hắt hơi. Không ở đâu lại có lệ cấm người này người nọ hắt hơi cả. Người nhà quê hắt hơi, cảnh sát trưởng hắt hơi, và đôi khi các viên chức bậc ba cũng hắt hơi. Ai mà chẳng hắt hơi. Tsêrviakốp không hề cảm thấy ngượng ngùng chút nào, y lấy khăn mùi xoa ra lau, và như một người lịch sự, y nhìn quanh xem thử cái hắt hơi của mình có trót làm phiền ai không. Liền đấy y cảm thấy bối rối. Y nhìn thấy một người đã có tuổi ngồi trên hàng ghế đầu ngay phía trước y đang lấy găng tay cẩn thận lau cổ và cái đầu hói của mình, mồm càu nhàu câu gì không rõ. Tsêrviakốp nhận ra vị có tuổi là tướng Brigialốp đương nhiệm tại tổng cục đường sắt.
“Mình làm bắn nước bọt vào ngài rồi!” – Tsêrviakốp nghĩ – “Không phải thủ trưởng của mình, ở nơi khác, nhưng dù sao thì vẫn không hay ho gì. Phải tạ lỗi mới được”.
Tsêrviakốp đằng hắng, nghển cổ ra trước, thì thào vào tai vị tướng:
– Thưa ngài, ngài thứ lỗi cho, tôi trót hắt hơi… tôi vô ý…
– Không hề gì, không hề gì.
– Ngài làm ơn làm phúc tha lỗi cho. Tôi… tôi… không muốn thế đâu ạ!
– Thôi, anh làm ơn ngồi yên cho! Để tôi xem nốt!
Tsêrviakốp ngượng ngùng, bối rối cười ngây ngô và lại nhìn tiếp lên sân khấu. Xem thì vẫn xem nhưng không còn cảm thấy khoan khoái nữa, trong lòng đầy thắc thỏm lo âu. Đến giờ giải lao, y mon men đến chỗ Brigialốp, loanh quanh một lúc rồi đánh bạo lắp bắp nói:
– Tôi… tôi trót hắt hơi vào ngài… Xin ngài… thứ lỗi cho… Tôi không... không cố ý… thế.
– Ôi dào, đủ rồi… Tôi đã quên rồi mà anh còn cứ nói mãi! – Viên tướng nói, môi dưới trề ra, tỏ vẻ sốt ruột, khó chịu.
“Ngài nói ngài quên mà mắt ngài trông giận dữ thế” – Tsêrviakốp nghĩ, hồ nghi liếc nhìn viên tướng – “Ngài cũng không muốn nói nữa. Cần phải thanh minh với ngài rằng quả thật là mình không hề cố ý… rằng đó là quy luật của tự nhiên, không thì ngài lại nghĩ rằng mình muốn làm bắn nước bọt vào ngài. Bây giờ chưa nghĩ thế nhưng sau này có thể nghĩ!”
Khi về nhà, Tsêrviakốp kể lại chuyện xảy ra cho vợ nghe. Nhưng y cảm thấy rằng vợ mình quá xem thường chuyện đó; bà ta chỉ hoảng sợ một chút thôi nhưng sau khi biết ngài là thủ trưởng ở “nơi khác” thì yên tâm trở lại.
– Nhưng mà thôi, ông cứ đến gặp ngài mà xin lỗi đi – Bà ta nói – Không thì ngài có thể nghĩ rằng ông không biết xử sự cho phải nhẽ ở nơi công cộng!
– Đúng là phải thế! Tôi đã xin lỗi rồi nhưng thái độ ngài có vẻ khác thường làm sao ấy… Ngài không nói một lời nào đứng đắn cả. Ừ mà cũng chẳng có lúc nào để nói cho ra đầu ra đũa…
Ngay hôm sau, Tserviakốp mặc bộ lễ phục mới, húi đầu tử tế rồi đi đến chỗ Brigialốp để thanh minh… Bước vào phòng khách của tướng Brigialốp, y trông thấy nhiều người đang đợi xin gặp và cạnh họ là chính ngài Brigialốp lúc này đã bắt đầu nghe các lời thỉnh cầu. Hỏi một vài người xong, vị tướng đưa mắt nhìn Tsêrviakốp.
– Dạ thưa ngài… hôm qua ở rạp “Arcađi” ngài còn nhớ không ạ – Tserviakốp bắt đầu bẩm báo – Tôi… tôi hắt hơi… trót bắn dãi rớt vào… Xin… xin ngài…
– Rõ thật vớ vẩn… Có trời biết là thế nào nữa! Anh muốn gì nào? – Vị tướng quay sang hỏi người tiếp theo.
“Ngài không muốn nói chuyện với mình!” – Tsêrviakốp tái mặt nghĩ – “Thế là ngài giận đấy… Không, không thể để thế được… Mình phải thanh minh với ngài…”
Khi viên tướng đã nói chuyện xong với người thỉnh cầu cuối cùng và đi vào làm việc ở nhà trong, Tsêrviakốp bèn bước theo và lắp bắp nói:
– Thưa ngài, nếu tôi có cả gan dám làm phiền ngài thì cũng chỉ vì, thưa ngài, tôi hối hận lắm ạ! … Tôi không cố ý đâu ạ, chắc ngài đã rõ đấy ạ!.
Viên tướng cau mặt khoát tay:
– Này anh kia, có phải anh định giễu tôi không thì bảo! – Viên tướng nói và đi vào trong phòng, đóng cửa lại.
“Mình giễu cợt gì mới được chứ?” – Tserviakốp nghĩ – “Ở đây hoàn toàn không có chuyện gì đáng cười cợt cả! Ngài làm tướng mà ngài không hiểu! Nếu vậy thì mình sẽ không đến gặp ngài để xin lỗi nữa. Thôi mặc ngài! Mình sẽ viết cho ngài một bức thư, còn đến đấy gặp thì thôi! Ôi dào, thôi không đến nữa!”
Tsêrviakốp đã nghĩ ra thế khi trở về nhà. Thư gửi cho viên tướng y không viết. Y nghĩ hoài, nghĩ mãi cũng không biết phải viết thế nào. Hôm sau, y lại đi đến đấy thanh minh lần nữa.
– Hôm qua tôi có đến làm phiền ngài – Y lắp bắp nói, khi viên tướng đưa mắt về phía y với ý hỏi – Dạ không phải là để cười cợt như ngài đã có lời phán đâu ạ. Xin ngài thứ lỗi vì khi hắt hơi đã làm bắn nước bọt ạ… chứ tôi không có ý giễu cợt gì đâu ạ. Tôi đâu dám cười cợt ạ. Nếu như tôi mà giễu cợt thì còn đâu là sự kính trọng với… các bậc bề trên nữa ạ…
– Cút ngay đi! – Viên tướng quát to, người run lên, mặt tái xanh vì giận dữ.
– Sao… kia ạ? – Tsêrviakôp khẽ hỏi lại, lặng người đi vì sợ hãi.
– Xéo ngay! – Viện tướng giậm chân quát.
Trong bụng Tsêrviakốp như có cái gì vừa bị đứt ra. Không nhìn thấy gì, không nghe thấy gì, y đi giật lùi ra cửa, bước ra ngoài phố và lê bước quay về… Đi về nhà như cái xác không hồn, y mặc nguyên bộ lễ phục, nằm xuống đi văng và… tắt thở.
(Truyện ngắn Chekhov, NXB Văn học, Hà Nội, 2008, trang 15 – 18)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Câu chuyện được kể bằng lời của ai?
Nhân vật chính là ai?
Xác định tình huống truyện trong tác phẩm.
Trong truyện, Tsêrviakốp đã xin lỗi Brigialốp bao nhiều lần?
Vì sao lần cuối cùng khi Tsêrviakốp xin lỗi, Brigialốp lại giận dữ đến tột độ và đuổi Tsêrviakop đi?
Tác giả chú trọng khắc hoạ nét tính cách nào của Tsêrviakốp?
Giọng điệu của người kể chuyện như thế nào?
Đâu không phải một đặc điểm của ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản dưới đây?
Tsêrviakốp đã nghĩ ra thế khi trở về nhà. Thư gửi cho viên tướng y không viết. Y nghĩ hoài, nghĩ mãi cũng không biết phải viết thế nào. Hôm sau, y lại đi đến đấy thanh minh lần nữa.
– Hôm qua tôi có đến làm phiền ngài – Y lắp bắp nói, khi viên tướng đưa mắt về phía y với ý hỏi – Dạ không phải là để cười cợt như ngài đã có lời phán đâu ạ. Xin ngài thứ lỗi vì khi hắt hơi đã làm bắn nước bọt ạ… chứ tôi không có ý giễu cợt gì đâu ạ. Tôi đâu dám cười cợt ạ. Nếu như tôi mà giễu cợt thì còn đâu là sự kính trọng với… các bậc bề trên nữa ạ…
– Cút ngay đi! – Viên tướng quát to, người run lên, mặt tái xanh vì giận dữ.
– Sao… kia ạ? – Tsêrviakôp khẽ hỏi lại, lặng người đi vì sợ hãi.
– Xéo ngay! – Viện tướng giậm chân quát.
Đâu là một thông điệp được gửi gắm trong tác phẩm?