Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề số 3 (Phần tự luận 7 điểm) SVIP
Bài 1. (1 điểm)
a) Hãy cho biết hệ số, phần biến và bậc của đơn thức $A=-13,5xyz$.
b) Sắp xếp các đơn thức sau thành từng nhóm, mỗi nhóm chứa tất cả các đơn thức đồng dạng với nhau: $4{{{x}}^{{3}}}{{{y}}^{{2}}}$ ; ${-0,5}{{{x}}^{{2}}}{{{y}}^{{3}}}$ ; ${9}{{{x}}^{{3}}}{{{y}}^{{2}}}$; $\frac{{3}}{{4}}{{{x}}^{{2}}}{{{y}}^{{3}}}$; ${-5y}$;
Hướng dẫn giải:
a) Đơn thức $A=-13,5xyz$ có hệ số là $-13,5$; phần biến là $xyz$ và bậc bằng $3$.
b) Nhóm các đơn thức đồng dạng:
+) ${4}{{{x}}^{{3}}}{{{y}}^{{2}}}$; ${9}{{{x}}^{{3}}}{{{y}}^{{2}}}$
+) $-{0,5}{{{x}}^{{2}}}{{{y}}^{3}}$; $\dfrac{{3}}{{4}}{{{x}}^{{2}}}{{{y}}^{{3}}}$
Bài 2. (1 điểm) Thu gọn các đa thức sau:
a) $\left( 4{{x}^{4}}-8{{x}^{2}}{{y}^{2}}+12{{x}^{5}}y \right) \, : \, \left( -4{{x}^{2}} \right);$
b) ${{x}^{2}}\left( x-{{y}^{2}} \right)-xy\left( 1-xy \right)-{{x}^{3}}.$
Hướng dẫn giải:
a) $\left( 4{{x}^{4}}-8{{x}^{2}}{{y}^{2}}+12{{x}^{5}}y \right) \, : \, \left( -4{{x}^{2}} \right)$
$=4{{x}^{4}} \, : \, \left( -4{{x}^{2}} \right)-8{{x}^{2}}{{y}^{2}} \, : \, \left( -4{{x}^{2}} \right)+12{{x}^{5}}y \, : \, \left( -4{{x}^{2}} \right)$
$=-{{x}^{2}}+2{{y}^{2}}-3{{x}^{3}}y.$
b) ${{x}^{2}}\left( x-{{y}^{2}} \right)-xy\left( 1-xy \right)-{{x}^{3}}$
$={{x}^{3}}-{{x}^{2}}{{y}^{2}}-xy+{{x}^{2}}{{y}^{2}}-{{x}^{3}}$
$=-xy.$
Bài 3. (3 điểm) Cho $\Delta DEF$ vuông tại $D$ có $DE>DF\,.$$DM$ là đường trung tuyến. Gọi $MN$ là đường vuông góc kẻ từ$M$ đến $DE\,,$$MK$ là đường vuông góc kẻ từ $M$ đến $DF\,.$ Trên tia $MN$ lấy $H$ sao cho $N$ là trung điểm của $MH\,.$
a) Tứ giác $DKMN$ là hình gì?
b) Gọi $O$ là trung điểm của $DM\,.$ Chứng minh ba điểm $H,\,\,O,\,\,F$ thẳng hàng.
c) $\Delta DEF$ cần thêm điều kiện gì để tứ giác $DKMN$ là hình vuông.
Hướng dẫn giải:
a) Tứ giác $DKMN$ có $\widehat{D\,}=\widehat{K\,}=\widehat{N\,}={{90}^{\circ}}$ nên là hình chữ nhật.
b) Vì $DKMN$ là hình chữ nhật nên $DF$ // $MH$.
Xét $\Delta KFM$ và $\Delta NME$ có:
$\widehat{K\,}=\widehat{N\,}={{90}^{\circ}}$
$FM=ME$ (giả thiết)
$\widehat{KMF}=\widehat{E}$ (đồng vị)
Suy ra $\Delta KFM=\Delta NME$ (cạnh huyền - góc nhọn)
Suy ra $KF=MN$ (hai cạnh tương ứng) mà $MN=DK$ nên $DF=2DK$ và $MH=2MN$.
Do đó $DF=MH$.
Tứ giác $DFMH$ có $DF$ // $MH$, $DF=MH$ nên là hình bình hành.
Nên hai đường chéo $DM, \, FH$ cắt nhau tại trung điểm $O$ của mỗi đường hay $F,\,\,O,\,\,H$ thẳng hàng.
c) Để hình chữ nhật $DKMN$ là hình vuông thì $DK=DN$ $\left( 1 \right)$
Mà $DK=\dfrac{1}{2}DF$ và $DN=KM=NE$ nên $DN=\dfrac{1}{2}DE$ $\left( 2 \right)$
Từ $\left( 1 \right)$ và $\left( 2 \right)$ suy ra $DF=DE$ nên $\Delta DFE$ cân tại $D$.
Bài 4. (1 điểm)
a) Viết hằng đẳng thức diễn tả theo lời văn: Bình phương một tổng của hai số $x$ và $y$.
b) Viết đa thức sau dưới dạng tích: $x^2-25$.
Hướng dẫn giải:
a) $(x + y)^2 = x^2 + 2xy + y^2$;
b) $x^2-25 = (x - 5)(x + 5)$.
Bài 5. (1 điểm) Trong lĩnh vực khí tượng học, người ta sử dụng chỉ số nhiệt để mô tả mức độ nóng của không khí ngoài trời (chỉ số nhiệt càng lớn thì không khí càng nóng). Để tính chỉ số nhiệt, các nhà khí tượng học sử dụng đa thức sau:
$I = -45 + 2x + 10y - 0,2xy - 0,007x^2 - 0,05y^2 + 0,001x^2y + 0,009xy^2 - 0,000002x^2y^2$,
trong đó $I$ là chỉ số nhiệt, $x$ là độ ẩm ($\%$) và $y$ là nhiệt độ ($^{\circ}$F) của không khí
(nguồn: https://www.wpc.ncep.noaa.gov/html/heatindex_equation.shtml ).
a) Tại một thời điểm, thành phố $A$ có độ ẩm là $40\%$ và nhiệt độ của không khí là $100^{\circ}$F. Tính chỉ số nhiệt của thành phố $A$. (ghi kết quả dưới dạng số thập phân)
b) Cũng vào thời điểm đó, thành phố $B$ có độ ẩm là $50\%$ và nhiệt độ của không khí là $90^{\circ}$F. Cho biết không khí ở thành phố nào nóng hơn tại thời điểm đó?
Hướng dẫn giải:
a) Thay $x = 40$ và $y = 100$ vào $I$ ta có chỉ số nhiệt của thành phố $A$ là:
$I_A = -45 + 2.40 + 10.100 - 0,2.40.100 - 0,007.40^2 - 0,05.100^2 + 0,001.40^2.100 + 0,009.40.100^2 - 0,000002.40^2.100^2$
$= -45 + 80 +1 \, 000 -800-11,2 - 500 + 160 + 3 \, 600 - 32 = 3 \, 451,8$.
b) Thay $x = 50$ và $y = 90$ vào $I$ ta có chỉ số nhiệt của thành phố $B$ là:
$I_B = -45 + 2.50 + 10.90 - 0,2.50.90 - 0,007.50^2 - 0,05.90^2 + 0,001.50^2.90 + 0,009.50.90^2 - 0,000002.50^2.90^2$
$= -45 + 100 + 900 - 900 - 17,5 - 405 + 160 + 3 \, 645 - 25,92 = 3 \, 411,58 < I_A$.
Vậy không khí ở thành phố $A$ nóng hơn tại thời điểm đó.