Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề số 3 SVIP
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)
Đọc đoạn trích sau:
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều chiều thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
(Trích Dòng sông mặc áo, Nguyễn Trọng Tạo,
SGK tiếng Việt 4 tập 2, trang 118, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.
Câu 2. Chỉ ra những tiếng hiệp vần với nhau trong hai dòng thơ sau:
Chiều chiều thơ thẩn áng mây Cài lên màu áo hây hây ráng vàngCâu 3. Giải nghĩa từ “thơ thẩn” trong đoạn trích trên.
Câu 4. Hai dòng thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Câu 5. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 6. Từ cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông, em thấy mình cần làm gì để bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên?
Hướng dẫn giải:
Câu 1. Thể thơ: lục bát.
Câu 2. Tiếng “mây” hiệp vần với tiếng “hây”.
Câu 3. Giải nghĩa từ “thơ thẩn”: thong thả và nhởn nhơ, không để ý đến thời gian, không gian xung quanh.
Câu 4.
Biện pháp tu từ nhân hoá: “điệu”, “mặc áo”, “thướt tha”.
Tác dụng:
– Tăng tính sinh động, gợi hình cho sự diễn đạt.
– Nhấn mạnh vẻ đẹp của dòng sông, làm cho hình ảnh dòng sông trở nên gần gũi với con người.
Câu 5. Nội dung chính của đoạn trích: vẻ đẹp của dòng sông.
Câu 6.
HS nêu được những điều mình cần làm để bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên.
Ví dụ:
– Vứt rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi.
– Tích cực trồng cây, gây rừng.
– Tuyên truyền đến mọi người xung quanh để cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên.
II. PHẦN VIẾT (6 ĐIỂM)
Viết bài văn (khoảng 400 chữ) kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em với thầy cô hoặc bạn bè.
Hướng dẫn giải:
Cần đạt các yêu cầu sau:
a. Xác định được bố cục của bài viết: bài văn với bố cục 3 phần.
b. Xác định đúng chủ đề của bài viết: kể về một trải nghiệm đáng nhớ của em với thầy cô hoặc bạn bè.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp:
– Xác định được các ý chính của bài viết.
– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:
* Mở bài: giới thiệu về trải nghiệm đáng nhớ của em với thầy cô hoặc bạn bè.
* Thân bài: kể lại diễn biến của câu chuyện theo trình tự hợp lí.
* Kết bài: nêu tình cảm, cảm xúc và rút ra ý nghĩa của trải nghiệm với bản thân.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Kể lại được diễn biến của trải nghiệm đáng nhớ.
– Trình bày rõ các ý trong bài viết.
– Sử dụng được ngôi kể thứ nhất để trình bày những quan sát, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
đ. Diễn đạt: đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong bài văn.
e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có cách diễn đạt mới mẻ.