Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề tham khảo số 2 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
NGỌN ĐUỐC TRONG ĐÊM
Từ thế kỉ thứ XV, những cuộc thám hiểm đã giúp người châu Âu phát hiện ra nhiều vùng đất mới. Các phát kiến địa lí đem lại nhiều hiểu biết nhưng cũng kéo theo hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược.
Ở Việt Nam, vì lo sợ bị xâm lược, triều đình nhà Nguyễn chủ trương đóng cửa với các nước phương Tây. Do đóng cửa, nước ta tạm thời hạn chế được sự nhòm ngó của thực dân nhưng lại không bắt kịp bước tiến như vũ bão của thời đại.
Giữa lúc ấy, có một người học rộng tài cao đã sớm nhận ra nguy cơ lạc hậu, liên tục đề nghị duy tân để chấn hưng đất nước. Người có những đề nghị sáng suốt ấy là Nguyễn Trường Tộ.
Nguyễn Trường Tộ quê ở tỉnh Nghệ An. Năm 28 tuổi, ông được gửi sang Pháp học. Ông theo học nhiều ngành mới như khai mỏ, xây dựng, chế tạo vũ khí,… Năm 31 tuổi, Nguyễn Trường Tộ về nước. Ông liên tục dâng lên vua những bản điều trần đề nghị triều đình gấp rút chỉnh đốn quân đội, kinh tế, giáo dục, mở rộng quan hệ với các nước châu Âu, cử người đi học khoa học, kĩ thuật nhằm chấn hưng đất nước. Đáng buồn là triều đình đã bỏ ngoài tai những ý kiến sáng suốt của ông.
Tuy vậy, Nguyễn Trường Tộ vẫn không hề nản chí. Ông đem hiểu biết của mình giúp chính quyền đào kênh Sắt, tìm cách khai thác mỏ than và mỏ kim loại. Ông còn cất công sang Pháp mời chuyên gia, mua sách vở, máy móc,… để mở trường kĩ thuật.
Nguyễn Trường Tộ mất sớm, không thực hiện được hoài bão của mình nhưng những ý tưởng duy tân của ông như ngọn đuốc trong đêm vẫn còn sáng mãi.
(Hoàng Nam)
Đọc bài đọc trên và trả lời các câu hỏi.
Những cuộc phát kiến địa lí đã gây ra tác hại gì?
Hoàn cảnh nước ta vào thời ông Nguyễn Trường Tộ như thế nào? (Chọn 2 đáp án)
Vì sao ông Nguyễn Trường Tộ lại liên tục đề nghị duy tân để chấn hưng đất nước?
Trong các bản điều trần, ông Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình điều gì?
Ngoài các bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ còn làm gì để thực hiện hoài bão chấn hưng đất nước? (Chọn 2 đáp án)
Chọn đúng hoặc sai cho các thông tin sau.
(Nhấp vào dòng để chọn đúng / sai)Ông Nguyễn Trường Tộ quê ở Nghệ An. |
|
Ông Nguyễn Trường Tộ từng được gửi sang Pháp học. |
|
Ông Nguyễn Trường Tộ trở về nước và trực tiếp tham gia chiến tranh. |
|
Ông Nguyễn Trường Tộ có nhiều đóng góp quý báu với đất nước. |
|
Triều đình có phản ứng thế nào trước những bản điều trần của ông Nguyễn Trường Tộ?
Chọn 2 đức tính nổi bật có ở ông Nguyễn Trường Tộ.
Vì sao có thể gọi ông Nguyễn Trường Tộ là "những ngọn đuốc trong đêm"?
Từ nào có nghĩa giống với từ "hoài bão" trong câu "Nguyễn Trường Tộ mất sớm, không thực hiện được hoài bão của mình nhưng những ý tưởng duy tân của ông như ngọn đuốc trong đêm vẫn còn sáng mãi."?
Trẻ em có bổn phận sau đây:
- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ;
- Kính trọng thầy giáo, cô giáo;
- Lễ phép với người lớn;
- Thương yêu em nhỏ;
- Đoàn kết với bạn bè;
- Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn.
Dấu gạch ngang trong trường hợp trên được dùng để làm gì?
Câu nào sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa?
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
(Theo Tạ Duy Anh)
Biện pháp tu từ so sánh trong câu văn được in đậm có tác dụng gì?
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Hồ về thu, nước , mênh mông. Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng . Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vỗ rập rình. Một lát, thuyền vào gần một đám sen. Bấy giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió . Thuyền theo gió cứ từ từ đi theo khoảng .
(Theo Phan Kế Bính)
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Bấm chọn 5 tính từ trong đoạn sau.
Ngôi nhà cũ của ông bà nội tôi nằm giữa một khu vườn rộng. Tôi nhớ mãi về căn nhà nhỏ này, nơi lưu giữ tuổi thơ. Ngôi nhà khung gỗ, có những cột gỗ lim lên nước đen bóng. Trong ngôi nhà mát dịu, ông nội tôi hay ngồi sau án thư bên cửa sổ, bắt mạch, kê đơn, châm cứu và bốc thuốc.
(Theo Lê Thanh Nga)