Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề kiểm tra giữa học kì I - Đề số 1 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Để tìm hiểu và khám phá lịch sử, người nghiên cứu phải dựa vào yếu tố nào sau đây?
Đối tượng nghiên cứu của Sử học là
Sử học có chức năng nào sau đây?
Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của Sử học?
Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ là chức năng nào của Sử học?
Tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là
“Giúp con người hiểu được các quy luật phát triển của xã hội, rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại” là chức năng nào sau đây của Sử học?
Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử
Nội dung nào không phải là hình thức tìm hiểu và học tập lịch sử bằng hoạt động thực tế?
Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói đến việc: trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đã và đang bắt gặp lịch sử ở khắp mọi nơi?
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống ?
Một trong những khâu quan trọng trong nghiên cứu, học tập, tìm hiểu lịch sử là
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quy trình thu thập và xử lí thông tin sử liệu trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử?
Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì?
“Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.
(Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Sđd, tr. 101)
“Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
(Hồ Chí Minh, Lịch Sử nước ta, 1942)
So với hiện thực lịch sử, lịch sử được con người nhận thức có đặc điểm gì?
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, khi tiếp thu những thành tựu văn hóa nhân loại, đòi hỏi chúng ta phải
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của các loại hình di sản văn hoá đối với nghiên cứu lịch sử?
Giá trị lịch sử của di sản được giữ gìn thông qua việc
Một trong những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam là
Các di tích lịch sử - văn hóa của Việt Nam là một thế mạnh để phát triển
Nội dung nào sao đây không phản ánh đúng vai trò của lịch sử - văn hóa đối với du lịch?
Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa?
Di sản nào sau đây là di sản văn hoá vật thể?
Nội dung nào sau đây không phải là lịch sử của ngôi trường mà em đang học?
Cho đoạn thông tin sau:
"Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại rằng, “đứng trước khả năng phải bắt buộc cầm súng đánh thực dân, Bác Hồ sai người đi tìm cuốn Việt Nam sử lược – khi đó là cuốn sách duy nhất biên soạn mạch lạc về lịch sử nước nhà để trao cho các vị lãnh đạo cuộc kháng chiến đọc. Không chỉ chí khí của người xưa mà nhiều bài học về cách đánh và cách thắng của ông cha chúng ta đem lại những tri thức rất bổ ích cho cuộc chiến đấu ở thế kỉ XX".
(Dương Trung Quốc, Võ Nguyên Giáp dưới góc nhìn của người viết sử, Báo Tuổi trẻ ngày 6 - 5 - 2004)
a) Đoạn tư liệu nhấn mạnh quan điểm của Võ Nguyên Giáp về vị trí, tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho nhân dân. |
|
b) Toàn bộ cuộc chiến đấu của nhân dân ta trong thế kỉ XX chỉ có thể được khôi phục lại qua cuốn Việt Nam sử lược. |
|
c) Một trong những chức năng của Sử học được nhắc đến trong đoạn tư liệu trên chính là giúp thế hệ sau có nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để chiến đấu chống thực dân |
|
d) Chức năng xã hội của cuốn Việt Nam sử lược được nhắc đến trong đoạn tư liệu chính là “biên soạn mạch lạc về lịch sử nước nhà”. |
|
Cho thông tin dưới đây:
"Thời phong kiến, Vua sai coi việc chép sử, cho nên dẫu thế nào sự chép sử cũng không được tự do, thường có ý thiên vị về nhà vua, thành ra trong sử chỉ cần chép những chuyện quan hệ đến nhà vua, hơn là những quan hệ đến sự tiến hóa của nhân dân trong nước".
(Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Văn học, Hà Nội, 2022, tr.7-8)
a) Đoạn thông tin trên phản ánh việc chép sử thời phong kiến là nhiệm vụ của nhà vua. |
|
b) Thời phong kiến, sử chủ yếu ghi chép hoạt động của vua, quan, triều đình… ít chú ý đến quần chúng nhân dân. |
|
c) Đoạn thông tin cung cấp tri thức về quan niệm đối tượng sử học phương Đông thời cổ - trung đại. |
|
d) Nhiệm vụ quan trọng của việc chép sử là phản ánh khách quan, trung thực như đúng những gì lịch sử diễn ra. |
|
Cho thông tin dưới đây:
"...Sức hấp dẫn của di sản đã tạo động lực cho phát triển du lịch, mang lại nhiều lợi ích về thu nhập, việc làm và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cụ thể như: Quần thể di tích cố đô Huế, năm 2017 đón 3 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 1,8 triệu khách du lịch quốc tế, thu được 320 tỉ đồng riêng từ vé tham quan; Phố cổ Hội An đón 1,96 triệu lượt khách, thu về 219 tỉ đồng riêng từ vé tham quan. Các di sản nổi tiếng như Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, Tràng An, Yên Tử, núi Bà Đen,... những năm gần đây không ngừng được đầu tư phát triển....”.
(Nguồn: Hà Văn Siêu, "Di sản văn hoá với phát triển du lịch", trang thông tin điện tử Tổng cục Du lịch Việt Nam, https://www.vietnamtourism.gov.vn/post/26992)
Nhận định nào dưới đây là đúng/sai?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)
a) Đoạn thông tin trên phản ánh về vai trò của sử học đối với phát triển du lịch. |
|
b) Sự phát triển của ngành du lịch chủ yếu dựa vào các di sản văn hoá phi vật thể. |
|
c) Quần thể di tích cố đô Huế và phố cổ Hội An có nguồn thu nhập duy nhất là từ vé tham quan. |
|
d) Hiện nay, Việt Nam có 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận là di sản thế giới. |
|
Cho thông tin dưới đây:
"Theo UNESCO, "Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể" là các biện pháp có mục tiêu đảm bảo khả năng tồn tại của di sản văn hoá phi vật thể, bao gồm việc nhận diện, tư liệu hoá, nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, phát huy, củng cố, chuyển giao, đặc biệt là thông qua hình thức giáo dục chính thức hoặc phi chính thức cũng như việc phục hồi các phương diện khác nhau của loại hình di sản này”.
(Mục 3, Điều 2, Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, UNESCO, 2003)
a) Đoạn tư liệu phản ánh về các biện pháp bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể là điều cần thiết và quan trọng. |
|
b) "Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể" là việc giữ gìn nguyên dạng giá trị gốc của di sản hoặc giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng vốn có. |
|
c) "Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể" là hình thức giáo dục chính thức và duy nhất đối với các bạn học sinh. |
|
d) Hiện nay, việc bảo vệ các di sản văn hoá phi vật thể chỉ thuộc về trách nhiệm của nhà nước và bản quản lý công trình. |
|