Bài học cùng chủ đề
- Đề kiểm tra cuối học kì II Trường THCS Đặng Xuân Khu
- Đề thi cuối học kì I - Phòng GD&ĐT Giao Thủy
- Đề thi cuối học kì I - Phòng GD&ĐT Trực Ninh
- Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì II (THCS Lê Quý Đôn- TP. Bắc Giang)
- Đề thi giữa học kì II - Tham khảo
- Đề thi cuối học kì II - Tham khảo
- Đề thi cuối học kì II - Tham khảo số 2
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề kiểm tra cuối học kì II Trường THCS Đặng Xuân Khu SVIP
Phần I. Đọc hiểu: (5 điểm)
BÀN TAY YÊU THƯƠNG
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời.
Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán:
- "Đó là bàn tay của bác nông dân".
Một em khác cự lại:
- "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....".
Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu:
- "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".
Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
(Quà tặng cuộc sống - Bài học yêu thương của thầy, Mai Hương)
I.1. Trắc nghiệm (2 điểm): Chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
Câu 2. Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Thứ nhất. B. Thứ ba. C. Thứ hai. D. Cả A và B.
Câu 3. Câu văn "Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo’" có bao nhiêu từ láy?
A. Một từ. B. Hai từ. C. Ba từ. D. Bốn từ.
Câu 4. Trong câu "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh" có mấy cụm danh từ?
A. Một cụm. B. Hai cụm. C.Ba cụm. D. Bốn cụm.
Câu 5. Trạng ngữ trong câu "Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời’" có chức năng gì?
A. Chỉ thời gian. B. Chỉ mục đích.
C. Chỉ nguyên nhân. D. Liên kết với câu trước.
Câu 6. Thông điệp mà tác giả gửi gắm đến bạn đọc là gì?
A. Tình yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ trong cuộc sống bắt nguồn từ những điều rất đỗi bình thường nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn.
B. Tình yêu thương khi xuất phát từ tấm lòng chân thành, không toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn.
C. Tình yêu thương mang lại nghị lực sống, giúp họ vươn lên, vượt qua những bất hạnh trong cuộc đời.
D. Các đáp án trên đều đúng.
Câu 7. Trong câu: Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh." dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.
C. Đánh dấu từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt.
D. Dấu ngoặc kép dùng phía cuối câu hỏi.
Câu 8. Trong câu: "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật...." Từ tay là:
A. Từ đồng âm. B. Từ đa nghĩa. C. Từ đơn nghĩa. D. Từ trái nghĩa.
I.2. Trả lời câu hỏi (3 điểm):
Câu 1. (0.5 điểm) Trong câu chuyện trên, cô giáo đã yêu cầu học sinh vẽ theo chủ đề nào?
Câu 2. (0.5 điểm) Tại sao cô giáo lại ngạc nhiên khi Douglas vẽ một bàn tay?
Câu 3. (1.0 điểm) Douglas vẽ bàn tay ai? Điều đó có ý nghĩa gì?
Câu 4. (1.0 điểm) Nếu em gặp một bạn như Douglas em sẽ nói gì với bạn ấy?
Hướng dẫn giải:
I. Đọc hiểu
I.1. Trắc nghiệm. Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm, sai không có điểm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
A |
A |
A |
D |
A |
D |
B |
C |
I.2. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Cô giáo đã yêu cầu học sinh vẽ theo chủ đề: vẽ điều gì làm em thích nhất trong đời.
- 0,5 điểm: Trả lời đúng và đầy đủ theo hướng trên.
- 0,25 điểm: Trả lời đúng nhưng chưa đầy đủ, trả lời chung chung, chưa rõ ý.
- 0 điểm: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2. (0,5 điểm)
- Bởi vì cô nghĩ: chắc học sinh sẽ vẽ những món quà những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh. Thế nhưng bức tranh của bạn Douglas lại vẽ 1 bàn tay.
- 0,5 điểm: Trả lời đúng và đầy đủ theo hướng trên.
- 0,25 điểm: Trả lời đúng nhưng chưa đầy đủ, trả lời chung chung, chưa rõ ý.
- 0 điểm: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3. (1,0 điểm)
- Douglas vẽ bàn tay cô giáo (0,25 điểm)
- Điều đó cho thấy bàn tay cô giáo chính là biểu tượng mà em thích nhất (0,75 điểm)
Câu 4. (1,0 điểm): Câu hỏi mở tùy thuộc vào ý học sinh ,trả lời sao cho phù hợp với nhân vật của câu chuyện. Ví dụ như:
- Em có thể nói với bạn: Chính tình yêu thương của cô giáo đã sưởi ấm trái tim bạn.
- Bạn đã cho mình hiểu được ý nghĩa của tình yêu thương.
- Chúng ta hãy cùng nhau vun đắp lòng nhân ái, tình yêu thương bạn nhé!
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Hiện nay có nhiều bạn học sinh vì quá đam mê các trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
Hướng dẫn giải:
Yêu cầu chung
- Đảm bảo yêu cầu một bài văn nghị luận văn học: có kết cấu 3 phần, có lập luận, lí lẽ, dẫn chứng.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hiện tượng quá đam mê trò chơi điện tử của nhiều bạn học sinh ngày nay.
- Diễn đạt trong sáng, rõ ràng, không mắc các lỗi diễn chính tả, lỗi về việc dùng từ,…
1) Mở bài: - Giới thiệu hiện tượng quá đam mê trò chơi điện tử của nhiều bạn học sinh ngày nay dẫn đến “nghiện”...
2) Thân bài
* Giải thích: Trò chơi điện tử là trò chơi được cài đặt sẵn trên máy vi tính... Nhiều bạn vì quá đam mê dẫn đến nghiện.
* Biểu hiện: Ngồi hàng ngày hàng giờ trước màn hình máy tính, điện thoại thông minh chỉ để chơi các trò chơi, đến quên ăn, quên ngủ..., bỏ bê học hành, công việc...
* Nguyên nhân:
- Khách quan: do sự phát triển của kinh tế xã hội.
- Chủ quan: Do bản thân mỗi người chưa tự chủ được bản thân,...
* Tác hại:
- Làm cho kết quả học tập, công việc bị sút kém.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe, mắc các bênh về mắt: Cận thị, loạn thị...cơ thể suy nhược, gầy yếu...
- Tinh thần: Bị đầu độc bởi các trò chơi chém giết, bạo lực...
- Ảnh hưởng đến đaọ đức, nhân cách của con người: trộm cắp, giết người...sa vào các tệ nạn xã hội...
* Bài học: Không nên quá đam mê, chỉ nên chơi có chừng mực, coi đó là trò để giải trí, cần có điểm dừng...
* Liên hệ bản thân: Không chơi để khỏi bị nghiện...Tập trung cố gắng nỗ lực học tập...