Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề kiểm tra cuối học kì II - Đề 3 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Chữ Chăm cổ của người Chăm-pa được sáng tạo dựa trên cơ sở
Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng về cơ sở xã hội dẫn đến sự hình thành của nền văn minh Chăm-pa và Phù Nam?
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi câu chọn đúng hoặc sai.
Lễ Mừng cơm mới của người Kháng ở Mường La là nghi lễ nông nghiệp có tính chất tâm linh nhưng mang ý nghĩa tốt đẹp của cộng đồng dân tộc Kháng.
Tuỳ theo mỗi nhà sẽ chọn ngày tổ chức lễ Mừng cơm mới phù hợp với gia đình mình: chọn ngày đẹp, không tổ chức vào ngày kiêng cữ của gia đình như ngày mất của ông bà, bố mẹ, người thân trong gia đình,… Khi thấy lúa trên nương nhà mình đã chín thì tổ chức lễ Mừng cơm mới sau đó tiến hành gặt lúa nương. Lễ Mừng cơm mới nhằm cảm ơn ông bà, tổ tiên – những người đã “vất vả” suốt cả mùa vụ, do con cháu “nhờ trông nom” nương rẫy – giờ đây mùa màng tươi tốt, lúa đã chín, đã đến lúc thu hoạch. Con cháu gặt lúa mới về làm mâm cơm, chút lễ mời ông bà, tổ tiên về hưởng lộc, ăn cơm mới.
Lễ Mừng cơm mới mang ý nghĩa tốt đẹp của một cộng đồng tộc người sống trên một địa bàn. Đây là lễ nghi, là nhu cầu tâm linh của người dân trong bản trước vòng quay của mùa vụ.
Đoạn tư liệu trên phản ánh về nghi lễ nông nghiệp quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số. |
|
Để cầu mong mùa màng bội thu, người Kháng đã nhờ các thế lực tâm linh trông nom trên những cánh đồng. |
|
Lễ Mừng cơm mới gắn liền với vòng đời sinh trưởng của một đời người từ khi họ sinh ra đến khi mất đi. |
|
Khi muốn trồng một loại cây mới thì người Kháng chỉ cần tiến hành lễ Mừng cơm mới là được. |
|
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi câu chọn đúng hoặc sai.
“Các triều đại cai trị đã áp dụng một chính sách cởi mở đối với những tộc người này: không áp đặt cho họ luật lệ, phong tục và công chức người Việt. Trên thực tế, họ vẫn duy trì sự tự chủ nhưng trong sự nhìn nhận chủ quyền Việt Nam ở hai mặt: các tù trưởng nhận sự tấn phong của vua hay các vị quan đại diện cho vua và triều cống tuỳ theo các tộc người. Có tộc người nộp thuế theo số hộ dân, số tộc người khác nộp thuế bằng sản phẩm của núi, rừng họ ở như mật ong, sáp vàng, vàng, bạc, sừng tê giác và tinh dầu thơm”.
(Lê Thành Khôi, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XX, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr 74)
Để tăng cường lực lượng quân sự, các triều đại đã áp dụng chính sách thu thuế đối với các tầng lớp trong xã hội. |
|
Nhằm duy trì nền độc lập dân tộc các triều đại quân chủ hàng năm cống nạp nhiều sản vật cho các triều đại phương Bắc. |
|
Đoạn tư liệu phản ánh sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc thông qua những chính sách nhằm xây dựng quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết, gắn bó dân tộc qua các triều đại. |
|
Tăng cường mối quan hệ vua – tôi, các triều đại đã tiến hành chính sách mềm dẻo đối với các dân tộc bằng nhiều cách khác nhau. |
|
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi câu chọn đúng hoặc sai.
“Cư dân Văn Lang – Âu Lạc có nền văn học truyền miệng phát triển, với nhiều truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, sự tích. Các truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thánh Gióng, Bánh chưng, Bánh giầy, Trầu cau,… là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học thời dựng nước".
(Sách giáo khoa lịch sử 10, Bộ chân trời sáng tạo, tr.68)
a) Kho tàng văn học của cư dân Văn Lang – Âu Lạc rất phong phú với nhiều thể loại như thần thoại, truyền thuyết, văn xuôi, phóng sự,… |
|
b) Đoạn tư liệu cung cấp thông tin thành tựu văn học dân gian của cư dân Văn Lang – Âu Lạc. |
|
c) Cư dân Văn Lang – Âu Lạc có chữ viết riêng và sớm tạo dựng được một nền văn học viết phát triển rực rỡ. |
|
d) Các truyện như Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thánh Gióng đều kể về các nhân vật anh hùng có thật trong lịch sử. |
|
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi câu chọn đúng hoặc sai.
Hội An là cảng thị lớn nhất Đàng Trong và là nơi cập bến của nhiều thuyền buôn nước ngoài. Ngoài người Nhật, người Hoa, thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp cũng thường xuyên lui tới Hội An. Họ bán vũ khí, hàng mĩ nghệ, thực phẩm đã chế biến, kẽm, bạc,… và mua đủ thứ như: tơ lụa, lâm sản quý, yến sào, nông sản.
(Theo Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam toàn tập, NXB Giáo dục, 2001, tr.379)
a) Đoạn tư liệu phản ánh về hoạt động buôn bán thương mại dưới thời kì chúa Nguyễn thế kỉ XVII. |
|
b) Hội An là cảng biển nước sâu và rộng của Đàng Trong phục vụ cho các chợ làng hoạt động buôn bán với nhiều mặt hàng quý. |
|
c) Các thương nhân đến đây buôn bán đã xây dựng các hội quán nhằm phục vụ cho mục đích trao đổi hàng hoá và sinh hoạt. |
|
d) Mặt hàng được các thương nhân phương Tây săn đón nhiều nhất ở Đàng Trong là tơ lụa, yến sào, vũ khí, dầu khí,… |
|