Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề kiểm tra cuối học kì I - Đề số 1 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Lần thâu gió mát trăng thanh,
Bỗng đâu có khách biên đình (1) sang chơi.
Râu hùm, hàm én, mày ngài (2),
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao
Đường đường một đấng anh hào (3),
Côn (4) quyền hơn sức, lược thao (5) gồm tài.
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ tên Hải, vốn người Việt Đông (6).
Giang hồ quen thói vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo (7).
Qua chơi thấy tiếng nàng Kiều
Tấm lòng nhi nữ (8) cũng xiêu anh hùng.
Thiếp danh đưa đến lầu hồng (9)
Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa...
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Chú thích:
- Vị trí đoạn trích: Sau khi thoát khỏi tay Hoạn Thư, Kiều rơi vào tay Bạc bà, Bạc Hạnh cũng là phường buôn thịt bán người. Nàng bị chúng bán vào lầu xanh lần thứ hai. Trong tận cùng đau khổ, tuyệt vọng, Từ Hải bỗng dưng "vụt đến như một ngôi sao lạ chiếu sáng một đoạn đời nàng" (Hoài Thanh), chàng chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, hai người nên duyên chồng vợ.
- Hình tượng Từ Hải - con người dám đạp bằng mọi trật tự xã hội bất công đương thời - đã tạo nội dung phong phú sâu xa của Truyện Kiều so với tất cả các truyện thơ nôm khác ở chủ đề tự do và công lý chính nghĩa. Chân dung người anh hùng này được Nguyễn Du miêu tả thật là trang trọng, đầy oai phong lẫm liệt trong đoạn "Kiều gặp Từ Hải" - khác hẳn với Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân (nho sinh thi hỏng, kẻ cướp...).
(1) Biên đình: nơi biên ải, xa xôi.
(2) Râu hùm, hàm én, mày ngài: tướng mạo của người anh hùng: râu dữ như râu hùm, hàm mở rộng như chim én, mày cong và rậm như con tằm.
(3) Anh hào: anh hùng hào kiệt.
(4) Côn: món võ đánh bằng gậy; quyền: món võ đánh bằng tay.
(5) Lược thao: mưu lược về cách dùng binh.
(6) Việt Đông: chỉ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) ở về phía đông sông Việt, nên gọi là Việt Đông.
(7) Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo: chỉ nửa vai cung kiếm mà tung hoành khắp cả gầm trời, chỉ một mái chèo mà đi khắp cả non sông.
(8) Nhi nữ: chỉ người con gái trẻ đẹp.
(9) Lầu hồng: lấy ý từ chữ "hồng lâu".
Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Đoạn trích nằm trong phần nào của Truyện Kiều?
Đoạn trích được kể lại bằng ngôi kể nào?
Ai là người kể lại sự việc trong đoạn trích?
Nhân vật được nhắc đến trong 10 dòng thơ đầu là ai?
Yếu tố miêu tả trong đoạn trích có vai trò gì?
Cách ngắt nhịp 2/2/2 và 4/4 ở hai dòng thơ sau có ý nghĩa gì?
Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
Câu thơ nào thể hiện rõ nét khí phách của nhân vật Từ Hải?
Hai dòng thơ sau có ý nghĩa gì?
Thiếp danh đưa đến lầu hồng
Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa...
Nội dung chính của đoạn trích là gì?
Tác giả đã sử dụng cách nào để dẫn lời nói của nhân vật Từ Hải?
Từ rằng: “tâm phúc tương cờ,
Phải người trăng gió vật vờ hay sao?
Bây giờ nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Biện pháp tu từ nào được dùng trong câu thơ sau?
Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu thơ nào sau đây có chứa điển tích, điển cố?
Từ "thuyền quyên" trong câu thơ sau có ý nghĩa gì?
Trai anh hùng, gái thuyền quyên,
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)