Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đảo Sơn Ca SVIP
Đảo Sơn Ca
Lê Cảnh Nhạc
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Lê Cảnh Nhạc là người đa tài, đã xuất bản bốn tập thơ, năm tập truyện ký; tác giả ca từ của hơn 100 ca khúc, hợp xướng; tác giả kịch bản nhiều chương trình nghệ thuật.
- Ông đã đạt Giải thưởng Cuộc thi sáng tác văn học cho thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam và Trung ương Đoàn 1990-1991; hai lần đồng Giải A - Giải thưởng Văn học nghệ thuật, báo chí 5 năm của Bộ Quốc phòng (2009-2014 và 2014-2019)...
- Hiện nay nhà thơ Lê Cảnh Nhạc là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
* Tác phẩm tiêu biểu
- Người học trò thứ 31
- Nỗi oan của Đốm
- Mầm ác và hướng thiện
- Lâu đài
2. Tác phẩm
a. Thể thơ
b. Phương thức biểu đạt
c. Xuất xứ
Bài thơ được in trong báo Quân đội nhân dân cuối tuần, ra ngày 20/12/2019.
d. Bố cục
Bài thơ có bố cục 3 phần:
+ Phần 1 (khổ thơ đầu tiên): Cảnh sắc của thiên nhiên, cây cối trên đảo.
+ Phần 2 (khổ thơ thứ hai): Vẻ đẹp của cuộc sống con người.
+ Phần 3 (khổ thơ cuối cùng): Hình ảnh anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ.
II. Đọc - hiểu chi tiết
1. Cảnh sắc của thiên nhiên trên đảo
- Câu thơ cuối khổ một: Chim líu lo rót mật trước hiên nhà.
Sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Líu lo (tượng thanh), rót (động từ chỉ hành động), mật ngọt (vị ngọt)
-> Tiếng chim hót như là mật ngọt, khiến bất kì ai nghe thấy cũng đều cảm thấy hạnh phúc, yêu say đắm.
2. Cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo
- Mùa khô trên đảo cũng thường thiếu những giọt nước mưa tươi mát. Tuy nhiên, cây cối vẫn luôn xanh mướt vẫy gọi và chào đón những chú chim trời bay đến.
- Cảm nhận về tình yêu, niềm hi vọng mà bài thơ có thể gợi ra cho người đọc như: khâm phục sức sống mãnh liệt của con người và vạn vật trên đảo Sơn Ca bất chấp môi trường sống khắc nghiệt, đầy thử thách.
3. Hình ảnh anh lính trẻ
- Cả hình ảnh chim và người đều mang đến một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, đó là hình ảnh chim và người xây dựng cột mốc tiền tiêu.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Bài thơ Đảo Sơn Ca có nội dung chính nói về vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như con người ở nơi đây. Thiên nhiên vừa được điểm tô bằng màu sắc xanh non của cây cối, vừa có màu hồng rực của những chùm hoa giấy đung đưa trong trời nắng vàng.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng biện pháp tu từ liệt kê, biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Từ ngữ, hình ảnh đặc sắc gợi ra một không gian bình yên, đẹp đẽ.
IV. Luyện tập
Câu 1. Chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Đảo Sơn Ca.
Gợi ý:
Cảm xúc sau sau khi đọc bài thơ Đảo Sơn Ca:
Em cảm nhận về tình yêu thương, niềm hi vọng mà bài thơ có thể gợi ra cho bản thân mình. Qua bài thơ, em thêm phần thấm thía, khâm phục sức sống mãnh liệt của con người của con người và vạn vật trên đảo Sơn Ca bất chấp môi trường sống khắc nghiệt, đầy thử thách.
Câu 2. Ý nghĩa của những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc trong hai câu thơ: Chim líu lo rót mặt trước hiên nhà và Mái chùa cong veo chiều cổ tích.
- Hình ảnh, từ ngữ đặc sắc: mái chùa cong veo, chiều cổ tích, líu lo (từ tượng thanh), rót (động từ chỉ hành động), mật ngọt (hình ảnh ẩn dụ, chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang vị giác).
- Ý nghĩa của những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc đó: gợi tả một không gian bình yêu, đẹp như trong truyện cổ tích.
Câu 3. Liệt kê những hình ảnh gợi tả đảo Sơn Ca theo hai nhóm:
Hình ảnh miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên | Hình ảnh miêu ta vẻ đẹp con người |
- Quả bàng vuông xanh non màu lá - Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca - Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy - Chim líu lo rót mật trước hiên nhà - Cây vẫn mướt xanh vẫy gọi chim trời - Tiếng chim rơi nòng súng ngỡ sáo diều - Đảo Sơn Ca vẫn bốn mùa lảnh lót |
- Mái chùa cong veo chiều cổ tích - Tiếng cầu kinh bịn rịn níu hồn tôi - Khát từng giọt mưa mùa khô trên đảo - Anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ -Chim và người xây cột mốc tiền tiêu |
Cảm xúc của tác giả thông qua những hình ảnh trên: Tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với đảo Sơn Ca. Đó là tình yêu thiên nhiên, con người, rộng lớn là tình yêu đất nước.
Câu 4. Chủ đề của bài thơ.
Chủ đề của bài thơ là sự cảm phục sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, con người trên đảo.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây