Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Dàn ý tham khảo số 2 SVIP
DÀN Ý THAM KHẢO SỐ 2
Hãy trình bày suy nghĩ về ý kiến: Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ dẫn con người đến chỗ sa đọa tâm hồn.
DÀN Ý
A. Mở bài
- Giới thiệu ý kiến và nêu vấn đề: Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ dẫn đến chỗ sa đọa tâm hồn.
- Thể hiện thái độ, quan điểm của của người viết về vấn đề: đồng tình với ý kiến trên.
B. Thân bài
Giải quyết vấn đề.
1. Giải thích và phân tích ý kiến
- Tiền bạc là phương tiện trung gian hợp pháp để quy đổi giá trị các đối tượng trong kinh doanh, buôn bán, dịch vụ. Tiền bạc là tài sản mà bất cứ ai trong xã hội cũng cần phải có để duy trì đời sống vật chất và nhiều khi là cả đời sống tinh thần. Thế nhưng cũng cần lưu ý rằng, tiền bạc không phải là hạnh phúc, mà nó chỉ góp phần vào hạnh phúc của con người trong đời sống.
- Tâm hồn là tâm tư, tình cảm, đời sống nội tâm của con người. Sự sa đọa về tâm hồn là việc tinh thần con người trở nên tồi tệ, hủ lậu, đồi bại, đánh mất đi lương tâm và đạo đức.
- Sự ham muốn vô độ về tiền bạc chính là khao khát mãnh liệt được sở hữu chúng với số lượng càng nhiều càng tốt. Đó là một trạng thái mang tính tiêu cực của con người vì sự thèm muốn của cải vật chất ấy cứ tăng thêm không giới hạn, dẫn đến việc con người trở nên mù quáng vì đồng tiền và có thể sẵn sàng sử dụng mọi thủ đoạn miễn sao là có được tiền trong tay.
→ Khi con người bị nô lệ bởi đồng tiền, đó cũng là lúc họ chấp nhận một đời sống tâm hồn tha hóa.
2. Chứng minh và bàn luận
- Tiền bạc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những tính cách, phẩm chất tiêu cực của con người như sự ích kỉ, khôn vặt, tư lợi, tham lam,... trỗi dậy và phát triển.
- Bị tiền bạc ám ảnh, toàn bộ thời gian, công sức, trí tuệ của con người chỉ quay xung quanh việc kiếm tiền, làm tiền thay vì tận hưởng những điều tốt đẹp của cuộc sống.
- Các mối quan hệ của con người, nếu có sự chi phối của đồng tiền, đều sớm muộn cũng tan vỡ, rạn nứt, vì những mối quan hệ ấy thiếu vắng sự chân thành, tử tế:
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Tiền có thể biến con người thành nô lệ, tạo ra những hành động bất nhân, phản đạo đức: trộm cắp, giết người cướp của…
- Nếu con người chỉ tôn thờ đồng tiền, tôn thờ của cải, tất yếu những giá trị tinh thần nhân văn tốt đẹp sẽ bị thay thế và xóa bỏ. Đời sống vật chất có thể đủ đầy, nhưng đời sống tinh thần ngày càng nghèo nàn, tha hóa.
- Bằng chứng:
3. Bài học nhận thức và hành động
- Cần nhận thức đúng đắn về giá trị đồng tiền:
+ Tiền bạc chỉ là một phương tiện góp phần đảm bảo cuộc sống của ta được ấm no, hạnh phúc chứ không phải tiền bạc là hạnh phúc.
+ Tiền bạc chỉ thực sự có giá trị nếu có thể tạo ra được những lợi ích và giá trị nhân văn tốt đẹp cho con người.
- Cần quan niệm đúng đắn về hạnh phúc và cuộc sống:
+ Hạnh phúc của cá nhân cần hòa đồng với hạnh phúc của người thân, gia đình, cộng đồng.
+ Hạnh phúc thực sự nằm ở đời sống tinh thần.
+ Con người, ngoài tài sản vật chất do lao động chân chính tạo ra, còn có những bảo vật tinh thần: một tâm hồn trong sáng, một nhân cách thanh cao, niềm say mê lao động phục vụ xã hội, đất nước... Những đối tượng này không thể nào mua được bằng tiền bạc.
- Coi trọng lao động chân chính.
- Cần có lập trường đạo đức vững vàng, luôn giữ gìn tâm hồn trong sạch và hướng về những giá trị rộng mở, tích cực.
- Trau dồi trí tuệ, chăm chỉ, cần cù trong học tập và công việc, biết trân trọng sức lao động của mình và của người khác.
-...
C. Kết bài
Tổng hợp vấn đề.
- Khẳng định giá trị câu nói đề bài: Cảnh tỉnh con người trước sự cám dỗ khủng khiếp của đồng tiền và những hệ quả kéo theo đó.
- Mở rộng vấn đề: gợi mở cách sống sao cho hạnh phúc, trọn vẹn và ý nghĩa.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây