Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đại Nam quốc sử diễn ca SVIP
ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA
Lê Ngô Cát - Phạm Đình Toái
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Lê Ngô Cát:
+ Quê quán: Hà Nội.
+ Đậu cử nhân năm 1848 và được bổ nhiệm làm việc trong Quốc sử quán.
- Phạm Đình Toái:
+ Quê quán: Nghệ An.
+ Đậu cử nhân năm 1843, làm án sát tỉnh Bình Định, sau lên chức Trưởng quan của Hồng lô tự - chuyên lo việc nghi lễ trong thi cử.
2. Văn bản
- Xuất xứ: Trích từ Đại Nam quốc sử diễn ca - được viết theo lệnh của vua Tự Đức.
- Bản chữ Quốc ngữ đầu tiên xuất hiện do Trương Vĩnh Ký diễn âm.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự.
- Thể thơ:
- Bố cục:
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hình tượng người anh hùng Thánh Gióng
- Điểm giống nhau giữa thông tin trong truyền thuyết và bài diễn ca:
+ Thời gian: Vua Hùng Vương thứ sáu.
+ Chi tiết: Một số chi tiết tương tự (sự ra đời và lớn lên của Thánh Gióng).
+ Công trạng: Đánh đuổi giặc xâm lược và bay về trời.
=> Sự giống nhau giữa truyền thuyết và diễn ca cho thấy yếu tố có thật vẫn là căn cứ để sáng tạo những câu chuyện liên quan đến người anh hùng đánh giặc cứu nước.
- Điểm khác nhau giữa thông tin trong truyền thuyết và bài diễn ca:
+ Không gian:
+ Sự ra đời, lớn lên của Gióng:
- Truyền thuyết làm rõ nguyên nhân, quá trình người mẹ mang thai, sinh con.
- Diễn ra ca tập trung thông tin Gióng không nói, không cười.
+ Quá trình đánh giặc cứu nước:
+ Gióng về trời
- Truyền thuyết tái hiện sự việc Gióng cởi giáp sắt, người và ngựa bay về trời.
- Diễn ca nói về sự việc Gióng cởi áo nhung, bay về trời.
+ Dấu tích
- Truyền thuyết ghi nhận dấu tích tre đằng ngà, ao hồ, đền thờ, vua phong Phù Đổng Thiên vương.
- Diễn ca ghi nhận dấu tích miếu đình, cố viên.
=> Sự khác biệt của bản kể truyền thuyết và diễn ca cho thấy đặc điểm của diễn ca là sự ngắn gọn, cô đọng.
2. Hình tượng Hai Bà Trưng
- Quê quán: Châu Phong.
- Tính cách:
- Hành động:
+ Đánh đuổi quân thù.
+ Xây dựng nhà nước.
=> Những người phụ nữ có chí lớn, hết lòng vì sự nghiệp dân tộc.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Chí khí anh hùng, tinh thần yêu nước bất diệt của nhân dân ta được làm rõ qua hình tượng Thánh Gióng và Hai Bà Trưng.
- Tác giả thể hiện sự trân trọng, biết ơn, ngợi ca, tự hào với những người có công với đất nước.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát truyền thống.
- Cách kể, cách bày tỏ tình cảm, cảm xúc cô đọng, hàm súc.
IV. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1. Theo em, nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng và nhân vật Phù Đổng Thiên Vương trong văn bản trên có những điểm tương đồng và khác biệt nào?
- Tương đồng: Xuất thân, sự ra đời và lớn lên, quá trình đánh giặc cứu nước và lựa chọn bay về trời.
- Khác biệt: Học sinh tập trung làm rõ các sự việc liên quan đến không gian, thời gian, các chi tiết liên quan dựa trên đặc trưng của thể loại. Truyền thuyết hướng đến sự chi tiết, cụ thể trong khi đó diễn ca tập trung vào sự ngắn gọn.
Câu 2. Phân tích một số chi tiết làm nổi bật phẩm chất anh hùng của Hai Bà Trưng qua đoạn diễn ca Hai Bà Trưng dựng nền độc lập.
- Chi tiết nổi bật của Hai Bà Trưng là Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân, Đuổi ngay Tô Định cho tan biên thành.
+ Hai chi tiết thể hiện bản lĩnh, khí khái của người nữ. Họ đứng lên đánh đuổi kẻ thù và hoàn toàn ý thức về phận nữ nhi - phất cờ nương tử. Song họ không nề hà mà vẫn nêu cao ngọn cờ đánh đuổi kẻ thù với quyết tâm Đuổi ngay Tô Định.
=> Sức mạnh oai hùng và lòng căm thù giặc sâu sắc của Hai Bà Trưng trước kẻ thù.
Câu 3. Từ các văn bản đã học, đã đọc, em có suy nghĩ gì về tầm quan trọng của việc hiểu biết về lịch sử dân tộc?
- Khi có hiểu biết về lịch sử dân tộc, chúng ta sẽ ý thức được trách nhiệm của mình với quê hương, tổ quốc.
- Ta sẽ thêm khâm phục tấm gương cha anh đã ngã xuống vì lịch sử.
- Từ đó, chúng ta sẽ ý thức hơn về việc gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây