Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đại cương về polymer SVIP
1. Công thức cấu tạo và tên gọi của một số polymer
Polymer là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.
Ví dụ:
Các phân tử như ethylene, propylene và \(\varepsilon\)-aminocaproic acid tạo nên các mắt xích của polymer, được gọi là monomer.
Tên gọi của nhiều loại polymer: poly + tên monomer tương ứng. Một số polymer có tên gọi riêng như cellulose, amylose,...
Công thức và tên gọi của một số polymer thường gặp.
|
|
@203622396755@
2. Tính chất vật lí
Hầu hết polymer là chất rắn, không có nhiệt độ nóng chảy xác định (nóng chảy tạo thành chất lỏng có độ nhớt cao).
Polymer nhiệt dẻo (PP, PS,...) khi nóng chảy sẽ trở nên mềm, dễ ấn khuôn và khi nguội thì đông rắn lại. Vật liệu này có thể đun nóng và tạo hình nhiều lần, do đó thích hợp cho việc tái chế.
Các polymer không bị nóng chảy mà bị phân hủy bởi nhiệt được gọi là polymer nhiệt rắn (PPF,...) là nguyên liệu sản xuất tay cầm (chảo, xoong, nồi), vỏ công tắc điện,... Vật liệu này thường chỉ tạo hình một lần và không thể tái chế.
Polymer thường không tan trong nước, alcohol,... một số tan được trong dung môi hữu cơ thích hợp.
Một số polymer có tính đàn hồi (cao su), cách điện và cách nhiệt (PE, PVC), dai và bền (capron, nylon-6,6).
3. Tính chất hóa học
Phản ứng cắt mạch polymer
Một số polymer chứa nhóm chức trong mạch có khả năng bị thủy phân cắt mạch như tinh bột, capron,...
Ví dụ:
Mạch polymer có thể bị phân hủy thành mạch ngắn hơn hoặc phân hủy hoàn toàn thành monomer tương ứng bởi nhiệt.
Phản ứng giữ nguyên mạch polymer
Một số polymer tham gia phản ứng nhưng không làm thay đổi mạch polymer.
Ví dụ:
Phản ứng tăng mạch polymer
Một số polymer có thể phản ứng với nhau hoặc phản ứng với chất khác để tăng độ dài mạch polymer hoặc tạo thành polymer có cấu trúc mạng không gian.
Ví dụ: Khi đun cao su với lưu huỳnh thì thu được cao su lưu hóa.
4. Phương pháp tổng hợp một số polymer thường gặp
Phương pháp trùng hợp
Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành polymer.
Hợp chất chứa liên kết đôi trong điều kiện thích hợp có thể tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polymer.
Ví dụ:
Một số hợp chất mạch vòng có khả năng trùng hợp khi đun nóng nhờ phản ứng mở vòng.
Phương pháp trùng ngưng
Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều monomer tạo thành polymer kèm theo sự tách loại các phân tử nhỏ (thường là nước).
Các monomer tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo polymer.
Ví dụ:
1. Polymer là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau. Monomer là những phân tử nhỏ, phản ứng với nhau tạo thành polymer.
2. Các polymer thường là chất rắn, không nóng chảy hoặc nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng. Hầu hết polymer không tan trong nước, một số tan được trong dung môi hữu cơ. Nhiều polymer có tính dẻo (nhựa); một số polymer có tính đàn hồi (cao su); một số polymer khác thường dai, bền và dễ kéo sợi. Nhiều polymer không dẫn điện nhưng có một số polymer có tính bán dẫn.
3. Polymer có thể tham gia phản ứng cắt mạch, giữ nguyên mạch và tăng mạch.
4. Nhiều polymer thường gặp có thể được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp hoặc trùng ngưng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây