Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Củng cố, mở rộng SVIP
CỦNG CỐ, MỞ RỘNG
Câu 1: Nêu các thủ pháp trào phúng của thể loại hài kịch, truyện cười qua các văn bản đã học trong bài.
Câu 2: Từ các văn bản đã học đó, em nhận thấy tiếng cười có sức mạnh như thế nào đối với đời sống con người?
- Mua vui, giải trí cho người đọc.
- Phê phán những thói hư, tật xấu của con người để con người nhận ra cái sai, cái chưa phù hợp, từ đó hoàn thiện bản thân.
Câu 3: Tìm đọc một số vở hài kịch và truyện cười viết về những thói xấu của con người. Chọn trong số đó một tác phẩm em thích nhất và trả lời các câu hỏi sau:
a. Tác phẩm phê phán thói xấu nào?
b. Thủ pháp trào phúng là gì?
c. Chi tiết nào em thấy thú vị nhất?
TAM ĐẠI CON GÀ
Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy con trẻ.
Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng vẫn thấp thỏm.
Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…
Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?
Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: “Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia.”
Nhà chủ càng không hiểu, hỏi: Tam đại con gà nghĩa làm sao?
– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
a. Tác phẩm phê phán thói xấu nào?
b. Thủ pháp trào phúng là gì?
- Chi tiết gây cười:
+ Thầy đồ bảo học trò đọc nhỏ vì sợ mình dạy sai.
+ Thầy đồ khấn thổ công xin ba đài âm dương để xem chữ mình dạy có đúng không.
+ Thầy trả lời ông chủ nhà: “Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!".
c. Chi tiết nào em thấy thú vị nhất?
Học sinh trả lời dựa trên cảm nhận, suy nghĩ của mình.
Câu 4: “Cười là một hình thức chế ngự cái xấu”.
(Phương Lựu – Trần Đình Sử – Lê Ngọc Trà, Lí luận văn học, tập 1, NXB Giáo dục, 1986, tr. 241).
Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Gợi ý:
- Tiếng cười không chỉ là biểu hiện cho sự vui vẻ của con người, mà còn được dùng như một món vũ khí sắc bén đánh mạnh vào những thói hư tật xấu ở trong xã hội.
- Tiếng cười thể hiện sự chê trách, phê phán những thói xấu, đem những hành vi, lời nói không đúng chuẩn mực ra để cười đùa.
- Tiếng cười tấn công vào tâm lí những người có thói xấu, khiến họ phải xấu hổ về hành vi, suy nghĩ và lời nói của bản thân.
- Từ tiếng cười ấy, con người biết tự nhìn lại chính mình để thay đổi sao cho phù hợp với thuần phong mĩ tục.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây