Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Chủ đề 2. Tổ chức Liên hợp quốc SVIP
1. Hoàn cảnh ra đời
- Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 sắp kết thúc, phe phát xít đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn các nước đồng minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng gìn giữ hòa bình và ngăn chặn cuộc chiến tranh thế giới mới.
- Tháng 2/1945, những người đứng đầu 3 cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh đã quyết định thành lập một tổ chức quốc tế để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới tại hội nghị Ianta.
- Từ ngày 25/4 – 26/6/1945, một hội nghị quốc tế lớn được triệu tập tại Xan Phranxixcô (Mỹ) để thông qua hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
- Ngày 24/10/1945, với sự phê chuẩn Quốc hội các nước thành viên, bản hiến chương chính thức có hiệu lực.
2. Mục đích hoạt động
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia.
- Tiến hành hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
3. Nguyên tắc hoạt động và bộ máy tổ chức
a. Nguyên tắc hoạt động
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết giữa các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
b. Bộ máy tổ chức
- Đại hội đồng: gồm tất cả các nước thành viên, có quyền hành rộng rãi. Mỗi năm Đại hội đồng hợp một kỳ để thảo luận tất cả các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định.
- Hội đồng Bảo an: là cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu trong việc duy trì hòa bình an ninh thế giới.
- Hội đồng Kinh tế và Xã hội: là một cơ quan lớn gồm 54 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm, có nhiệm vụ nghiên cứu, báo cáo và xúc tiến việc hợp tác quốc tế về các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo... nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc.
- Hội đồng Quản thác: Là cơ quan giúp Đại hội đồng kiểm soát việc thi hành chế độ quản thác ở các lãnh thổ mà Liên hợp quốc ủy quyền cho một số nước quản lý.
- Tòa án Quốc tế: là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp giữa các nước trên cơ sở pháp luật quốc tế. Toà án Quốc tế gồm 15 thẩm phán có 15 quốc tịch khác nhau, nhiệm kỳ 9 năm.
- Ban Thư ký: Cơ quan hành chính – tổ chức của Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư ký với nhiệm kỳ 5 năm.
- Hiện nay, Liên hợp quốc có 193 quốc gia thành viên. Từ 9/1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
4. Đóng góp, hạn chế
a. Đóng góp
- Liên hợp quốc là một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Liên hợp quốc có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, nhiều quốc gia.
- Tăng cường hữu nghị, hợp tác quốc tế.
- Góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác quốc tế giúp đỡ các dân tộc nhất là các dân tộc kém phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…
- Với sự nỗ lực của mình, Liên hợp quốc đã hạn chế được các cuộc chạy đua vũ trang của các nước, tiến hành việc giải trừ quân bị, thủ tiêu chủ nghĩa thực dân. Liên hợp quốc cũng có vai trò to lớn trong việc chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
b. Hạn chế
- Tuy nhiên, Liên hợp quốc cũng có những hạn chế nhất định trong hoạt động của mình đó là không thành công trong việc giải quyết xung đột kéo dài ở Trung Đông, không ngăn ngừa được Mỹ gây chiến tranh ở Irắc.
5. Việt Nam trong Liên hợp quốc
- Tháng 9/1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc và trở thành thành viên thứ 149.
- Liên hợp quốc giúp đỡ Việt Nam: các cơ quan chuyên môn; giúp Việt Nam xóa đói giảm nghèo, chống ma túy, bệnh...
- Đóng góp của Việt Nam: góp phần làm giảm căng thẳng, hỗ trợ giải quyết các vấn đề an ninh; Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an (2008 - 2009).
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây