Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Chủ đề 2: Đô thị: Lịch sử và hiện đại SVIP
Hình 2.1. Di tích đồi A-cô-pô-li tại A-ten (Hy Lạp)
A-ten (Hy Lạp) là đô thị có lịch sử lâu đời nhất ở châu Âu, đồng thời là một trong những đô thị tiêu biểu thời cổ đại. Đây là nơi ra đời của văn minh phương Tây với nhiều di tích lịch sử còn tồn tại đến ngày nay. Đô thị này được coi là "vùng đất của thần linh", nơi nữ thần A-tê-na đã đánh bại thần Pô-xây-đông để giành quyền bảo hộ A-ten.
Vậy các đô thị cổ đại được hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện nào? Đô tị và các nền văn minh cổ đại có mối quan hệ gì? Giới thương nhân có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của các đô thị châu Âu thời trung đại?
1. Điều kiện hình thành và phát triển đô thị cổ đại và trung đại
- Đô thị cổ đại A-ten
- Thời cổ đại, từ thế kỉ VIII TCN đến thế kỉ VI TCN, hàng chục đô thị của người Hy Lạp ra đời, thường được gọi là quốc gia - thành thị hoặc thành bang, trong đó tiêu biểu nhất là A-ten.
Hy Lạp cổ đại với các đô thị tiêu biểu
- Cơ sở hình thành và phát triển
+ A-ten hình thành trên vùng đồng bẳng nhỏ và hẹp thuộc bán đảo Át-ti-ca, ven biển Ê-giê, được bao quanh bởi đồi núi.
+ Đất đai và khí hậu nhìn chung không thuận lợi cho sản xuất lương thực, nhưng phù hợp trồng các loại cây như nho, ô-liu,...
+ Nhiều tài nguyên (đá quý, quặng sắt, đất sét,...) nhiều vũng vịnh sâu và kín gió, thuận lợi cho phát triển thủ công nghiệp, đặc biệt là thương mại hàng hải.
+ Vào thế kỉ VIII TCN, trên cơ sở quần cư của thợ thủ công giỏi, thương nhân và những thủy thủ ham thích phiêu lưu, đô thị A-ten ra đời.
- Đô thị A-ten gồm hai thành phần chính: khu dân cư và khu đồi thiêng.
+ Trên đồi thiêng A-cô-pô-li, nhiều ngôi đền hùng vĩ được xây dựng, trong đó quan trọng nhất là đền Pác-tê-nông thờ nữ thần A-tê-na.
+ Tại khu dân cư, quảng trường là trung tâm sinh hoạt kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của cư dân A-ten.
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc thành bang A-ten
- Biểu hiện phát triển của đô thị A-ten
Thế kỉ V TCN, A-ten bước vào thời kì đỉnh cao về kinh tế, là trung tâm thương mại của Hy Lạp. Chính quyền A-ten được coi là đỉnh cao của nền dân chủ cổ đại.
- Đô thị trung đại Vơ-ni-dơ
* Cơ sở hình thành và phát triển
- Thời kì trung đại, các đô thị ở châu Âu hình thành sớm nhất ở I-ta-li-a, trong đó tiêu biểu nhất là Vơ-ni-dơ. Đô thị này phát triển liên tục và trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của châu Âu trong nhiều thế kỉ.
Hình 2.3. Đô thị Vơ-ni-dơ (tranh vẽ năm 1572)
- Cuối thế kỉ VI, Vơ-ni-dơ được xây dựng lại trên cơ sở của một đô thị đông dân của đế quốc La Mã trước đó.
+ Nhiều hải cảng thương mại lớn, đây là nơi hội tụ của phần lớn các tuyến đường hàng hải quan trọng từ Địa Trung Hải đến phương Đông.
- Vào cuối thế kỉ XI, đô thị này độc lập với giáo hội Rô-ma, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của đô thị này trong giai đoạn sau.
- Tại đây, những tòa nhà nhiều màu sắc được xây dựng dọc theo các con kênh lớn. Ở quảng trường trung tâm và khu vực xung quanh, các công trình như tòa nhà hành chính, dinh thự, ngân hàng, bệnh viện, khu chợ,... được xây dựng. Tuy nhiên, điều kiện vệ sinh kém đã khiến dịch bệnh bùng phát, tiêu biểu là đại dịch "Cái chết đen" vào thế kỉ XIV.
* Biểu hiện phát triển của đô thị Vơ-ni-dơ
- Trong các thế kỉ XV - XVI, với khoảng 100 000 dân, Vơ-ni-dơ trở thành thủ đô của đế chế thương mại.
+ Đồng tiền của Vơ-ni-dơ được sử dụng trong hệ thống thương mại phía đông Địa Trung Hải.
- Trong thời kì Phục hưng, Vơ-ni-dơ là trung tâm in ấn, hội họa và âm nhạc của cả châu Âu.
- Lễ hội hóa trang của Vơ-ni-dơ được tổ chức từ năm 1094, là sự kiện thu hút hàng nghìn người tham gia mỗi năm.
2. Mối quan hệ giữa đô thị và các nền văn minh trung đại
Đô thị và các nền văn minh cổ đại có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.
- Vai trò của đô thị đối với các nền văn minh cổ đại
+ Sự ra đời của đô thị đóng vai trò quan trọng đối với sự xuất hiện của các nền văn minh cổ đại.
+ Đô thị là trung tâm kinh tế, nơi tập trung của thương nhân và thợ thủ công, là nơi gặp gỡ của các tuyến đường thương mại, từ đó thúc đẩy quá trình tập trung dân cư. Trên cơ sở đó, góp phần đưa đến sự ra đời của nhà nước, chữ viết, luật pháp,...
+ Đô thị là trung tâm quyền lực chính trị tự trị, nơi ra đời của các hình thức tổ chức chính quyền cổ đại, đặc biệt là chế độ dân chủ của A-ten.
+ Một bộ phận dân cư tại các đô thị tách khỏi hoạt động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn chương và nghệ thuật, góp phần làm thay đổi nhanh chóng đời sống văn hóa và trạng thái văn minh.
+ Đô thị là nơi lưu giữ và truyền bá các thành tựu của văn minh cổ đại.
- Vai trò của các nền văn minh đối với các đô thị
+ Quá trình giao lưu, cạnh tranh giữa các nền văn minh là cơ sở thúc đẩy chuyển biến tại các đô thị.
A-ten bước vào giai đoạn phát triển hoàng kim trong thời kì Pê-ri-cờ-lét (thế kỉ V TCN) sau cuộc chiến tranh với Ba Tư.
Các cuộc viễn chinh của A-lếch-xăng Đại đế (thế kỉ IV TCN) đã giúp truyền bá và mở rộng tầm ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp tới các khu vực Tây Á, Bắc Phi.
- Tuy nhiên, chiến tranh và xung đột cũng gây tàn phá, dẫn đến sự suy yếu và suy tàn của các nền văn minh cổ đại. Cuộc chiến tranh Pê-lô-pô-ne (431 - 404 TCN) đã tàn phá bán đảo Hy Lạp, kéo theo sự sụp đổ của A-ten. Vào cuối thế kỉ V, sự sụp đổ của chính quyền La Mã dẫn đến sự suy tàn của các đô thị trong đế quốc này.
3. Vai trò của giới thương nhân với sự phát triển đô thị châu Âu trung đại
- Thời trung đại, châu Âu chứng kiến quá trình hình thành và phát triển mạnh mẽ của các đô thị, đặc biệt là Tây Âu.
+ Dân số của những đô thị lớn như Pa-ri (Pháp), Luân Đôn (Anh), Mi-lan và Vơ-ni-dơ (I-a-li-a),... khoảng 70 000 đến 250 000 người, trong đó thương nhân đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
- Thương nhân và thợ thủ công là những người nắm giữ hoạt dộng kinh tế, tài chính của các đô thị. Thương nhân lập ra các phường hội, tổ chức các hội chợ để trao đổi và buôn bán hàng hóa giữa các vùng.
- Hoạt động buôn bán của thương nhân đưa đến bầu không khí tự do cho các đô thị, góp phần phá vỡ tính chất khép kín của các lãnh địa, tạo ra sự kết nối giữa các vùng, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, đặt cơ sở cho việc thống nhất thị trường trong nước.
- Từ thế kỉ XII, thương nhân và thợ thủ công khởi xướng cuộc đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến, đòi quyền tự trị.
- Trong các thế kỉ XIII - XV, các thương nhân giàu có nắm mọi chức vụ quan trọng về hành chính, tư pháp, tài chính, quân sự trong các đô thị. Họ ủng hộ nhà vua chống lại các lãnh chúa địa phương, xây dựng bộ máy nhà nước tập trung ở trung ương.
- Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt là thương nhân, đã thúc đẩy sự phát triển văn hóa, khoa học kĩ thuật ở các đô thị trung đại.
- Thương nhân còn là người lãnh đạo hoặc bảo trợ cho những phong trào đấu tranh chống chế độ phong kiến ở Tây Âu thời hậu kì trung đại như Văn hóa Phục hưng, Cải cách tôn giáo,...
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây