Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
Bài giảng giúp học sinh:
- Đọc văn bản.
- Tìm hiểu thông tin cơ bản và cách triển khai thông tin trong văn bản.
Những đề mục cung cấp thông tin gì cho người đọc?
Mục đích của đoạn văn “Công đoạn gọt thủy tiên gần như quyết định thành công của một bát thủy tiên gần như quyết định thành công của một bát thủy tiên sau này… đều lên thẳng đuỗn như những mớ hành” là gì?
Cách gọt củ hoa thủy tiên
Theo Giang Nam
Người Hà Nội thường cầu kì trong cách chơi hoa ngày Tết. Cầu kì nhất phải kể đến cách chơi thủy tiên - một loài hoa có vẻ đẹp “ngũ phẩm”: đẹp từ rễ, lá, hoa, hương,… đẹp đến cả dáng thế của cây. Việc chăm hoa thủy tiên rất mực tỉ mỉ, công phu. Có lẽ vì thế mà bẵng đi mấy mươi năm, thú chơi hoa ấy biến mất, nghề chơi hoa cũng chẳng còn. Phải vất vả lắm, một số nghệ nhân mới tìm kiếm và phục hồi được những tuyệt kĩ gọt tỉa thuở xưa. Để rồi hôm nay, lối chơi ấy lan tỏa như chính vẻ đẹp của văn hóa Hà thành, mãi bền bỉ, trường tồn.
Cứ sắp sang tháng Chạp là bắt đầu mùa gọt thuỷ tiên. Những củ thuỷ tiên được nhập về, trông giống những củ hành tây, chỉ khác là các củ mọc thành cụm. Theo đà phát triển tự nhiên, lá và hoa thủy tiên sẽ mọc thẳng, đặc biệt là lá sẽ mọc cao và che lấp hoa, vì vậy việc gọt tỉa sẽ tạo ra những chậu hoa có hình dáng đẹp, nghệ thuật và có thể điều chỉnh thời điểm ra hoa theo ý muốn.
Để có một chậu hoa thuỷ tiên đẹp, người chơi cần phải vận dụng cả kĩ thuật lẫn kinh nghiệm, sự bài bản lẫn sự khéo léo, tinh xảo qua tất cả các khâu: chuẩn bị, ngâm nước và gọt tỉa, thuỷ dưỡng. Yêu cầu đối với mỗi khâu đều khá nghiêm ngặt. Cụ thể như sau:
1. Chuẩn bị
Công việc chuẩn bị bao gồm chuẩn bị dụng cụ và chọn củ thủy tiên.
2. Ngâm nước và gọt tỉa
Quá trình gọt tỉa củ thủy tiên trải qua các bước sau:
Trước tiên, ngâm củ thủy tiên vào nước vài ngày. Thay nước liên tục cho lớp áo ngoài cùng bợt đi. Nhựa trong củ phai bớt thì về sau củ mới cho màu trắng ngọc ngà. Vài ngày ngâm rửa như thế, mới bắt đầu một trong những quy trình then chốt – gọt thủy tiên.
Phải chăm chú quan sát, theo dõi cách nghệ nhân Nguyễn Phú Cường gọt thủy tiên mới thấy được sự khéo léo, tinh xảo mà công đoạn này đòi hỏi. Ông mài sắc con dao rồi mới bắt đầu bóc vỏ củ và bao mầm. Ngồi ngay ngắn, nâng củ thủy tiên trên tay như đang thực hiện một nghi lễ tâm linh, ông dùng con dao bén đi mấy đường để tách nhẹ từng lớp vỏ củ. Một màu xanh non mờ mờ hiện ra. Đấy chính là những mầm lá, mầm hoa. Lại gọt tiếp những bẹ củ để mầm lộ hẳn ra. Các mầm nhỏ mọc xiên xẹo sẽ bị cắt bỏ, chỉ giữ lại các mầm chính giữa củ nằm thẳng hàng nhau. Công đoạn gọt thuỷ tiên gần như quyết định sự thành công của một bát thuỷ tiên sau này. Vì sao lại phải gọt khi lá, giò hoa mới là những mầm vẫn đang ngủ yên trong củ? Đấy là vì, nếu không “tác động” sớm, từ trước khi những cái mầm nhú lên, thì tất cả lá, giò hoa, đều lên thẳng đuỗn như những mớ hành.
Củ thủy tiên sau khi gọt tỉa (Nguồn:vietnamnet, ngày 08/01/2015)
Sau nhiều năm tìm hiểu các tài liệu và thử nghiệm đủ cách khác nhau, nghệ nhân Nguyễn Phú Cường ngộ ra những bí quyết chơi thuỷ tiên của người xưa. Theo ông, ở giai đoạn này, xén lá và cạo cuống hoa để tạo dáng thuỷ tiên thật sự là một nghệ thuật:
- Để xén lá, nhát dao phải đi một đường thật ngọt, khéo léo dọc theo những chiếc lá đang ủ mầm. Độ cong của lá thuỷ tiên sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào độ nông sâu của vết xén. Việc xén lá giúp tạo sự uốn lượn của lá ở bên dưới hoa, tránh cho lá mọc thẳng, che mất hoa. Cuống hoa cũng vậy, thường mọc thẳng, do đó, để lọ thuỷ tiên mềm mại thì nên chủ động cạo nhẹ vào cuống hoa, cạo chiều nào cuống hoa sẽ cong theo chiều đấy. “Chuẩn vị” thuỷ tiên xưa, lá phải xoăn, thấp, những bông hoa cao lêu đêu cũng là hỏng. Vì thế, ngay từ lúc gọt, đã phải hình dung ra dáng thế sau này của bát thuỷ tiên. Tác động nhiều hay ít vào mầm hoa, mầm lá sẽ cho ra những kết quả khác nhau.
- Tầm dáng hoa cao hay thấp, phải tạo nên một bố cục tổng thể hài hoà mới đẹp. Và yêu cầu quan trọng là bông hoa không được ngửa lên. Giò hoa vươn lên, nhưng bông hoa phải hơi cúi xuống, như thiếu nữ dẫu đẹp kiêu sa, vẫn phải có nét e lệ. Đấy mới là cái đẹp Á Đông, Nếu bông hoa nghểnh mặt lên thì lại hoá ra kênh kiệu. Cái lí của người chơi hoa thuỷ tiên là thế.
Hoa thủy tiên (Nguồn: nhandan.vn, ngày 31/01/2021)
3. Thủy dưỡng
Khâu thuỷ dưỡng hoa thuỷ tiên cũng phải tỉ mỉ, đúng kĩ thuật và phải biết nương theo thời tiết. Thực hiện khâu này phải chú ý cả kĩ thuật ngâm dưỡng, “thúc”, “hãm” và kĩ thuật chỉnh lá, chỉnh hoa để có được một bát thuỷ tiên đẹp.
Gọt xong, củ thuỷ tiên bị tổn thương, cho nên nhất thiết hằng ngày củ phải được “tắm rửa” vài lần bằng nước sạch. Đây chính là công đoạn thuỷ dưỡng. Trước khi dưỡng nên ngâm củ hoa trong chậu nước, đặt úp củ hoa xuống, thay nước khoảng 4 – 6 tiếng một lần, dùng chổi lông nhỏ để làm sạch nhựa và cặn bám ở các vết cắt rồi xả và ngâm lại vào nước. Sau hai ngày thì đặt ngửa củ lên, đưa vào dụng cụ dưỡng như bình thuỷ tinh, bình nhựa, bát đất nung. Nước trong dụng cụ dưỡng phải ngập lên trên các vết cắt của củ hoa nhưng cần tránh làm ngập các bao nụ hoa. Nước dưỡng hoa phải là nước sạch để đảm bảo chất lượng và sự phát triển của củ hoa. Nước bẩn là củ bị thối nên cần thay nước hằng ngày. Nếu được ngâm bằng nước mưa thì củ hoa sẽ sạch, màu sáng và không bị thâm. Nếu dùng nước máy, thì phải để ra ang, chậu nhiều ngày rồi mới dùng.
Việc “thúc”, “hãm” thuỷ tiên phải nương theo thời tiết. Trời nồm hoa dễ nở sớm. Gió bấc mạnh, ngóng mãi không thấy giò hoa đâm lên. Tuỳ thời tiết mà “thúc”, hay “hãm” cho phù hợp. Muốn củ ra hoa sớm thì dùng nước ấm để thủy dưỡng, ban ngày phơi nắng trực tiếp, ban đêm đưa vào nhà dùng bóng điện chiếu sáng. Muốn củ ra hoa muộn thì phải dùng nước lạnh để thay, không phơi nắng mà để trong chỗ tối hoặc nơi râm mát, ban đêm đưa ra ngoài trời.
Bát thủy tiên được coi là đẹp, nếu đạt được “ngũ phẩm”: đẹp hoa, đẹp lá, đẹp rễ, đẹp thân và tổng thể dáng thế hài hòa. Vì vậy, gọt xong rồi, hằng ngày phải chỉnh lá, chỉnh hoa sao cho tạo nên bố cục đẹp. Nếu muốn chỉnh lá, phải đợi thời điểm dễ “nắn” nhất là khoảng bảy, tám ngày sau khi gọt. Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường, đấy là lúc chiếc lá “ngoan” nhất. Khi ấy lá đã xanh tốt, khỏe, dùng tay uốn thử thấy mềm mại, không giòn thì có thể tạo dáng lá uốn lượn theo ý đồ người chơi. Bộ rễ của bát thủy tiên phải trắng ngần. Dù bố cục thế nào, thì bộ rễ vẫn phải được phô ra vẻ đẹp.
Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường, “cái đẹp nhất của thủy tiên, chính là cái đẹp khi người ta chăm hoa, để rồi rèn tâm tính của chính mình”.
(Theo http://nhandan.vn/dong-chay/mua-hoa-thuy-tien-633639, ngày 31/01/2021)
Trong khâu thủy nhưỡng, người nghệ nhân phải làm gì? (Sắp xếp các bước để trả lời câu hỏi)
- “Thúc”, “hãm” thủy tiên.
- Chỉnh lá, chỉnh hoa.
- Ngâm dưỡng thủy tiên.
Cách gọt củ hoa thủy tiên
Theo Giang Nam
Người Hà Nội thường cầu kì trong cách chơi hoa ngày Tết. Cầu kì nhất phải kể đến cách chơi thủy tiên - một loài hoa có vẻ đẹp “ngũ phẩm”: đẹp từ rễ, lá, hoa, hương,… đẹp đến cả dáng thế của cây. Việc chăm hoa thủy tiên rất mực tỉ mỉ, công phu. Có lẽ vì thế mà bẵng đi mấy mươi năm, thú chơi hoa ấy biến mất, nghề chơi hoa cũng chẳng còn. Phải vất vả lắm, một số nghệ nhân mới tìm kiếm và phục hồi được những tuyệt kĩ gọt tỉa thuở xưa. Để rồi hôm nay, lối chơi ấy lan tỏa như chính vẻ đẹp của văn hóa Hà thành, mãi bền bỉ, trường tồn.
Cứ sắp sang tháng Chạp là bắt đầu mùa gọt thuỷ tiên. Những củ thuỷ tiên được nhập về, trông giống những củ hành tây, chỉ khác là các củ mọc thành cụm. Theo đà phát triển tự nhiên, lá và hoa thủy tiên sẽ mọc thẳng, đặc biệt là lá sẽ mọc cao và che lấp hoa, vì vậy việc gọt tỉa sẽ tạo ra những chậu hoa có hình dáng đẹp, nghệ thuật và có thể điều chỉnh thời điểm ra hoa theo ý muốn.
Để có một chậu hoa thuỷ tiên đẹp, người chơi cần phải vận dụng cả kĩ thuật lẫn kinh nghiệm, sự bài bản lẫn sự khéo léo, tinh xảo qua tất cả các khâu: chuẩn bị, ngâm nước và gọt tỉa, thuỷ dưỡng. Yêu cầu đối với mỗi khâu đều khá nghiêm ngặt. Cụ thể như sau:
1. Chuẩn bị
Công việc chuẩn bị bao gồm chuẩn bị dụng cụ và chọn củ thủy tiên.
2. Ngâm nước và gọt tỉa
Quá trình gọt tỉa củ thủy tiên trải qua các bước sau:
Trước tiên, ngâm củ thủy tiên vào nước vài ngày. Thay nước liên tục cho lớp áo ngoài cùng bợt đi. Nhựa trong củ phai bớt thì về sau củ mới cho màu trắng ngọc ngà. Vài ngày ngâm rửa như thế, mới bắt đầu một trong những quy trình then chốt – gọt thủy tiên.
Phải chăm chú quan sát, theo dõi cách nghệ nhân Nguyễn Phú Cường gọt thủy tiên mới thấy được sự khéo léo, tinh xảo mà công đoạn này đòi hỏi. Ông mài sắc con dao rồi mới bắt đầu bóc vỏ củ và bao mầm. Ngồi ngay ngắn, nâng củ thủy tiên trên tay như đang thực hiện một nghi lễ tâm linh, ông dùng con dao bén đi mấy đường để tách nhẹ từng lớp vỏ củ. Một màu xanh non mờ mờ hiện ra. Đấy chính là những mầm lá, mầm hoa. Lại gọt tiếp những bẹ củ để mầm lộ hẳn ra. Các mầm nhỏ mọc xiên xẹo sẽ bị cắt bỏ, chỉ giữ lại các mầm chính giữa củ nằm thẳng hàng nhau. Công đoạn gọt thuỷ tiên gần như quyết định sự thành công của một bát thuỷ tiên sau này. Vì sao lại phải gọt khi lá, giò hoa mới là những mầm vẫn đang ngủ yên trong củ? Đấy là vì, nếu không “tác động” sớm, từ trước khi những cái mầm nhú lên, thì tất cả lá, giò hoa, đều lên thẳng đuỗn như những mớ hành.
Củ thủy tiên sau khi gọt tỉa (Nguồn:vietnamnet, ngày 08/01/2015)
Sau nhiều năm tìm hiểu các tài liệu và thử nghiệm đủ cách khác nhau, nghệ nhân Nguyễn Phú Cường ngộ ra những bí quyết chơi thuỷ tiên của người xưa. Theo ông, ở giai đoạn này, xén lá và cạo cuống hoa để tạo dáng thuỷ tiên thật sự là một nghệ thuật:
- Để xén lá, nhát dao phải đi một đường thật ngọt, khéo léo dọc theo những chiếc lá đang ủ mầm. Độ cong của lá thuỷ tiên sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào độ nông sâu của vết xén. Việc xén lá giúp tạo sự uốn lượn của lá ở bên dưới hoa, tránh cho lá mọc thẳng, che mất hoa. Cuống hoa cũng vậy, thường mọc thẳng, do đó, để lọ thuỷ tiên mềm mại thì nên chủ động cạo nhẹ vào cuống hoa, cạo chiều nào cuống hoa sẽ cong theo chiều đấy. “Chuẩn vị” thuỷ tiên xưa, lá phải xoăn, thấp, những bông hoa cao lêu đêu cũng là hỏng. Vì thế, ngay từ lúc gọt, đã phải hình dung ra dáng thế sau này của bát thuỷ tiên. Tác động nhiều hay ít vào mầm hoa, mầm lá sẽ cho ra những kết quả khác nhau.
- Tầm dáng hoa cao hay thấp, phải tạo nên một bố cục tổng thể hài hoà mới đẹp. Và yêu cầu quan trọng là bông hoa không được ngửa lên. Giò hoa vươn lên, nhưng bông hoa phải hơi cúi xuống, như thiếu nữ dẫu đẹp kiêu sa, vẫn phải có nét e lệ. Đấy mới là cái đẹp Á Đông, Nếu bông hoa nghểnh mặt lên thì lại hoá ra kênh kiệu. Cái lí của người chơi hoa thuỷ tiên là thế.
Hoa thủy tiên (Nguồn: nhandan.vn, ngày 31/01/2021)
3. Thủy dưỡng
Khâu thuỷ dưỡng hoa thuỷ tiên cũng phải tỉ mỉ, đúng kĩ thuật và phải biết nương theo thời tiết. Thực hiện khâu này phải chú ý cả kĩ thuật ngâm dưỡng, “thúc”, “hãm” và kĩ thuật chỉnh lá, chỉnh hoa để có được một bát thuỷ tiên đẹp.
Gọt xong, củ thuỷ tiên bị tổn thương, cho nên nhất thiết hằng ngày củ phải được “tắm rửa” vài lần bằng nước sạch. Đây chính là công đoạn thuỷ dưỡng. Trước khi dưỡng nên ngâm củ hoa trong chậu nước, đặt úp củ hoa xuống, thay nước khoảng 4 – 6 tiếng một lần, dùng chổi lông nhỏ để làm sạch nhựa và cặn bám ở các vết cắt rồi xả và ngâm lại vào nước. Sau hai ngày thì đặt ngửa củ lên, đưa vào dụng cụ dưỡng như bình thuỷ tinh, bình nhựa, bát đất nung. Nước trong dụng cụ dưỡng phải ngập lên trên các vết cắt của củ hoa nhưng cần tránh làm ngập các bao nụ hoa. Nước dưỡng hoa phải là nước sạch để đảm bảo chất lượng và sự phát triển của củ hoa. Nước bẩn là củ bị thối nên cần thay nước hằng ngày. Nếu được ngâm bằng nước mưa thì củ hoa sẽ sạch, màu sáng và không bị thâm. Nếu dùng nước máy, thì phải để ra ang, chậu nhiều ngày rồi mới dùng.
Việc “thúc”, “hãm” thuỷ tiên phải nương theo thời tiết. Trời nồm hoa dễ nở sớm. Gió bấc mạnh, ngóng mãi không thấy giò hoa đâm lên. Tuỳ thời tiết mà “thúc”, hay “hãm” cho phù hợp. Muốn củ ra hoa sớm thì dùng nước ấm để thủy dưỡng, ban ngày phơi nắng trực tiếp, ban đêm đưa vào nhà dùng bóng điện chiếu sáng. Muốn củ ra hoa muộn thì phải dùng nước lạnh để thay, không phơi nắng mà để trong chỗ tối hoặc nơi râm mát, ban đêm đưa ra ngoài trời.
Bát thủy tiên được coi là đẹp, nếu đạt được “ngũ phẩm”: đẹp hoa, đẹp lá, đẹp rễ, đẹp thân và tổng thể dáng thế hài hòa. Vì vậy, gọt xong rồi, hằng ngày phải chỉnh lá, chỉnh hoa sao cho tạo nên bố cục đẹp. Nếu muốn chỉnh lá, phải đợi thời điểm dễ “nắn” nhất là khoảng bảy, tám ngày sau khi gọt. Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường, đấy là lúc chiếc lá “ngoan” nhất. Khi ấy lá đã xanh tốt, khỏe, dùng tay uốn thử thấy mềm mại, không giòn thì có thể tạo dáng lá uốn lượn theo ý đồ người chơi. Bộ rễ của bát thủy tiên phải trắng ngần. Dù bố cục thế nào, thì bộ rễ vẫn phải được phô ra vẻ đẹp.
Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường, “cái đẹp nhất của thủy tiên, chính là cái đẹp khi người ta chăm hoa, để rồi rèn tâm tính của chính mình”.
(Theo http://nhandan.vn/dong-chay/mua-hoa-thuy-tien-633639, ngày 31/01/2021)
Điền vào chỗ trống.
Quy trình gọt củ hoa thủy tiên có bước.
- 3
- 4
- 2
Cách gọt củ hoa thủy tiên
Theo Giang Nam
Người Hà Nội thường cầu kì trong cách chơi hoa ngày Tết. Cầu kì nhất phải kể đến cách chơi thủy tiên - một loài hoa có vẻ đẹp “ngũ phẩm”: đẹp từ rễ, lá, hoa, hương,… đẹp đến cả dáng thế của cây. Việc chăm hoa thủy tiên rất mực tỉ mỉ, công phu. Có lẽ vì thế mà bẵng đi mấy mươi năm, thú chơi hoa ấy biến mất, nghề chơi hoa cũng chẳng còn. Phải vất vả lắm, một số nghệ nhân mới tìm kiếm và phục hồi được những tuyệt kĩ gọt tỉa thuở xưa. Để rồi hôm nay, lối chơi ấy lan tỏa như chính vẻ đẹp của văn hóa Hà thành, mãi bền bỉ, trường tồn.
Cứ sắp sang tháng Chạp là bắt đầu mùa gọt thuỷ tiên. Những củ thuỷ tiên được nhập về, trông giống những củ hành tây, chỉ khác là các củ mọc thành cụm. Theo đà phát triển tự nhiên, lá và hoa thủy tiên sẽ mọc thẳng, đặc biệt là lá sẽ mọc cao và che lấp hoa, vì vậy việc gọt tỉa sẽ tạo ra những chậu hoa có hình dáng đẹp, nghệ thuật và có thể điều chỉnh thời điểm ra hoa theo ý muốn.
Để có một chậu hoa thuỷ tiên đẹp, người chơi cần phải vận dụng cả kĩ thuật lẫn kinh nghiệm, sự bài bản lẫn sự khéo léo, tinh xảo qua tất cả các khâu: chuẩn bị, ngâm nước và gọt tỉa, thuỷ dưỡng. Yêu cầu đối với mỗi khâu đều khá nghiêm ngặt. Cụ thể như sau:
1. Chuẩn bị
Công việc chuẩn bị bao gồm chuẩn bị dụng cụ và chọn củ thủy tiên.
2. Ngâm nước và gọt tỉa
Quá trình gọt tỉa củ thủy tiên trải qua các bước sau:
Trước tiên, ngâm củ thủy tiên vào nước vài ngày. Thay nước liên tục cho lớp áo ngoài cùng bợt đi. Nhựa trong củ phai bớt thì về sau củ mới cho màu trắng ngọc ngà. Vài ngày ngâm rửa như thế, mới bắt đầu một trong những quy trình then chốt – gọt thủy tiên.
Phải chăm chú quan sát, theo dõi cách nghệ nhân Nguyễn Phú Cường gọt thủy tiên mới thấy được sự khéo léo, tinh xảo mà công đoạn này đòi hỏi. Ông mài sắc con dao rồi mới bắt đầu bóc vỏ củ và bao mầm. Ngồi ngay ngắn, nâng củ thủy tiên trên tay như đang thực hiện một nghi lễ tâm linh, ông dùng con dao bén đi mấy đường để tách nhẹ từng lớp vỏ củ. Một màu xanh non mờ mờ hiện ra. Đấy chính là những mầm lá, mầm hoa. Lại gọt tiếp những bẹ củ để mầm lộ hẳn ra. Các mầm nhỏ mọc xiên xẹo sẽ bị cắt bỏ, chỉ giữ lại các mầm chính giữa củ nằm thẳng hàng nhau. Công đoạn gọt thuỷ tiên gần như quyết định sự thành công của một bát thuỷ tiên sau này. Vì sao lại phải gọt khi lá, giò hoa mới là những mầm vẫn đang ngủ yên trong củ? Đấy là vì, nếu không “tác động” sớm, từ trước khi những cái mầm nhú lên, thì tất cả lá, giò hoa, đều lên thẳng đuỗn như những mớ hành.
Củ thủy tiên sau khi gọt tỉa (Nguồn:vietnamnet, ngày 08/01/2015)
Sau nhiều năm tìm hiểu các tài liệu và thử nghiệm đủ cách khác nhau, nghệ nhân Nguyễn Phú Cường ngộ ra những bí quyết chơi thuỷ tiên của người xưa. Theo ông, ở giai đoạn này, xén lá và cạo cuống hoa để tạo dáng thuỷ tiên thật sự là một nghệ thuật:
- Để xén lá, nhát dao phải đi một đường thật ngọt, khéo léo dọc theo những chiếc lá đang ủ mầm. Độ cong của lá thuỷ tiên sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào độ nông sâu của vết xén. Việc xén lá giúp tạo sự uốn lượn của lá ở bên dưới hoa, tránh cho lá mọc thẳng, che mất hoa. Cuống hoa cũng vậy, thường mọc thẳng, do đó, để lọ thuỷ tiên mềm mại thì nên chủ động cạo nhẹ vào cuống hoa, cạo chiều nào cuống hoa sẽ cong theo chiều đấy. “Chuẩn vị” thuỷ tiên xưa, lá phải xoăn, thấp, những bông hoa cao lêu đêu cũng là hỏng. Vì thế, ngay từ lúc gọt, đã phải hình dung ra dáng thế sau này của bát thuỷ tiên. Tác động nhiều hay ít vào mầm hoa, mầm lá sẽ cho ra những kết quả khác nhau.
- Tầm dáng hoa cao hay thấp, phải tạo nên một bố cục tổng thể hài hoà mới đẹp. Và yêu cầu quan trọng là bông hoa không được ngửa lên. Giò hoa vươn lên, nhưng bông hoa phải hơi cúi xuống, như thiếu nữ dẫu đẹp kiêu sa, vẫn phải có nét e lệ. Đấy mới là cái đẹp Á Đông, Nếu bông hoa nghểnh mặt lên thì lại hoá ra kênh kiệu. Cái lí của người chơi hoa thuỷ tiên là thế.
Hoa thủy tiên (Nguồn: nhandan.vn, ngày 31/01/2021)
3. Thủy dưỡng
Khâu thuỷ dưỡng hoa thuỷ tiên cũng phải tỉ mỉ, đúng kĩ thuật và phải biết nương theo thời tiết. Thực hiện khâu này phải chú ý cả kĩ thuật ngâm dưỡng, “thúc”, “hãm” và kĩ thuật chỉnh lá, chỉnh hoa để có được một bát thuỷ tiên đẹp.
Gọt xong, củ thuỷ tiên bị tổn thương, cho nên nhất thiết hằng ngày củ phải được “tắm rửa” vài lần bằng nước sạch. Đây chính là công đoạn thuỷ dưỡng. Trước khi dưỡng nên ngâm củ hoa trong chậu nước, đặt úp củ hoa xuống, thay nước khoảng 4 – 6 tiếng một lần, dùng chổi lông nhỏ để làm sạch nhựa và cặn bám ở các vết cắt rồi xả và ngâm lại vào nước. Sau hai ngày thì đặt ngửa củ lên, đưa vào dụng cụ dưỡng như bình thuỷ tinh, bình nhựa, bát đất nung. Nước trong dụng cụ dưỡng phải ngập lên trên các vết cắt của củ hoa nhưng cần tránh làm ngập các bao nụ hoa. Nước dưỡng hoa phải là nước sạch để đảm bảo chất lượng và sự phát triển của củ hoa. Nước bẩn là củ bị thối nên cần thay nước hằng ngày. Nếu được ngâm bằng nước mưa thì củ hoa sẽ sạch, màu sáng và không bị thâm. Nếu dùng nước máy, thì phải để ra ang, chậu nhiều ngày rồi mới dùng.
Việc “thúc”, “hãm” thuỷ tiên phải nương theo thời tiết. Trời nồm hoa dễ nở sớm. Gió bấc mạnh, ngóng mãi không thấy giò hoa đâm lên. Tuỳ thời tiết mà “thúc”, hay “hãm” cho phù hợp. Muốn củ ra hoa sớm thì dùng nước ấm để thủy dưỡng, ban ngày phơi nắng trực tiếp, ban đêm đưa vào nhà dùng bóng điện chiếu sáng. Muốn củ ra hoa muộn thì phải dùng nước lạnh để thay, không phơi nắng mà để trong chỗ tối hoặc nơi râm mát, ban đêm đưa ra ngoài trời.
Bát thủy tiên được coi là đẹp, nếu đạt được “ngũ phẩm”: đẹp hoa, đẹp lá, đẹp rễ, đẹp thân và tổng thể dáng thế hài hòa. Vì vậy, gọt xong rồi, hằng ngày phải chỉnh lá, chỉnh hoa sao cho tạo nên bố cục đẹp. Nếu muốn chỉnh lá, phải đợi thời điểm dễ “nắn” nhất là khoảng bảy, tám ngày sau khi gọt. Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường, đấy là lúc chiếc lá “ngoan” nhất. Khi ấy lá đã xanh tốt, khỏe, dùng tay uốn thử thấy mềm mại, không giòn thì có thể tạo dáng lá uốn lượn theo ý đồ người chơi. Bộ rễ của bát thủy tiên phải trắng ngần. Dù bố cục thế nào, thì bộ rễ vẫn phải được phô ra vẻ đẹp.
Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường, “cái đẹp nhất của thủy tiên, chính là cái đẹp khi người ta chăm hoa, để rồi rèn tâm tính của chính mình”.
(Theo http://nhandan.vn/dong-chay/mua-hoa-thuy-tien-633639, ngày 31/01/2021)
Cách triển khai các thông tin có trong đoạn văn là gì?
Văn bản dưới đây là được tạo ra tự động từ nhận diện giọng nói trong video nên có thể có lỗi
- Chào mừng tất cả các em đã đến với những
- giờ học văn thú vị và bổ ích ở trang web
- olm.vn
- các em thân mến ở tiết học trước chúng
- mình đã tìm hiểu về văn bản trò chơi
- cướp cờ các bạn đã có dịp được ôn tập
- những kiến thức thú vị về đặc điểm mục
- đích của văn bản cũng như những thông
- tin và cấu trúc với kiểu văn bản thông
- tin được triển khai theo trật tự thời
- gian vừa giúp bạn đọc dễ dàng hình dung
- thứ tự các bước chơi và nhiệm vụ của
- từng người chơi vừa giúp văn bản mạch
- lạc rõ ràng Hôm nay chúng ta sẽ đến với
- bài học cách gọt củ hoa thủy tiên theo
- tác giả Giang Nam không biết rằng văn
- bản này có những gì thú vị và mới mẻ
- chúng mình sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé
- để tìm hiểu văn bản thông tin này chúng
- ta sẽ có những nội dung chính như sau
- thứ nhất thông tin cơ bản và cách triển
- khai thông tin trong văn bản Thứ hai mục
- đích và đặc điểm của văn bản và cuối
- cùng tác dụng biểu đạt của phương tiện
- phi ngôn ngữ trong văn bản Tuy nhiên
- trước khi tìm hiểu nội dung của văn bản
- ra sao chúng mình sẽ đến với phần đọc
- văn bản Các bạn sẽ đọc bài viết cách gọt
- củ hoa thủy tiên sách Ngữ Văn 7 chần chờ
- sáng tạo tập 2 trang 47 đến 51 trong quá
- trình đọc các bạn sẽ dừng lại với những
- câu hỏi để trải nghiệm cùng văn bản bây
- giờ chúng ta sẽ cùng nhau đọc văn bản
- nhé
- vừa rồi các bạn đã vừa đọc qua văn bản
- cách gọt củ hoa thủy tiên và trả lời các
- câu hỏi thú vị để trải nghiệm nắm vững
- nội dung văn bản Hy vọng rằng các bạn đã
- nắm vững được những thông tin mà bài
- viết đưa ra sau khi đã đọc văn bản chúng
- mình cùng tìm hiểu nội dung chính của
- bài học ngày hôm nay các bạn nhé phần
- thứ nhất thông tin cơ bản và cách triển
- khai thông tin trong văn bản nội dung
- thứ nhất thông tin cơ bản trong văn bản
- như chúng ta đều biết văn bản đề cập đến
- Quy trình thực hiện gọt củ hoa thủy tiên
- một trong những thú vui cầu kỳ vào ngày
- Tết của người Hà Nội chính vì thế trọng
- tâm của văn bản là mang đến những thông
- tin về các bước để gọt củ Thủy Tiên đọc
- lại văn bản và cho biết quy trình gọt củ
- hoa thủy tiên có mấy bước chính
- có 3 bước để có được cũ Thủy Tiên đẹp
- nhưng trong ngày tết đó là bước thứ nhất
- chuẩn bị bước thứ hai ngâm nước và gọt
- tỉa bước thứ ba Thủy dưỡng vậy cụ thể ở
- từng bước các bạn hãy đọc lại văn bản và
- tóm tắt Xem các bước ấy cần phải làm gì
- nhé
- Có thể thấy ở bước thứ nhất chuẩn bị
- chúng ta cần phải chuẩn bị dụng cụ cắt
- tỉa gọt
- chọn một đầu phát dùng để gọt tỉa củ một
- đầu lòng máng dùng để chỉnh và xén lá
- cạo cuống hoa Ngoài ra trong phần chuẩn
- bị phải chọn cũ
- người nghệ nhân phải chọn củ tròn cân
- đối vẫn ngoài có màu nâu bóng cầm chắc
- tay ở bước thứ hai là ngậm nước và gọt
- tỉa đầu tiên ngâm và thay nước đúng kỹ
- thuật ngâm vài ngày muỗng đầy nước liên
- tục cho nhựa bớt rồi mới gọt Thủy Tiên
- sau đó gọt tỉa củ Thủy Tiên một cách
- khéo léo người làm cần phải mài dao sắc
- bóp vỏ cũ tất từng lớp nhỏ cắt bỏ mầm
- nhỏ
- bị xiên sẹo sau đó xén lá và tạo dáng
- Hoa
- Bước thứ ba là Thủy dưỡng người làm cần
- phải ngâm dưỡng Hoa Thủy Tiên sau gọt
- ngâm củ hoa trong chậu nước đặt úp củ
- hoa thay nước 4 đến 6 tiếng một lần sau
- 2 ngày ngửa cổ lên đưa vào dụng cụ dưỡng
- như bình thủy tinh bình nhựa bát đất
- nung
- sau đó là thúc hãm Thủy Tiên Nương theo
- thời tiết muốn củ ra hoa sớm thì dùng
- nước ấm để Thủy dưỡng ban ngày phơi nắng
- trực tiếp ban đêm cà chua vào nhà dùng
- bóng điện chiếu sáng muốn cũ ra hoa muộn
- thì phải dùng nước lạnh để thay không
- phơi nắng mà để trong tối hoặc nơi râm
- mát ban đêm thì đưa ra ngoài trời
- cuối cùng là chỉnh lá và chỉnh hoa tạo
- bố cục cho đẹp Chọn thời điểm khoảng 7 8
- ngày sau khi gọt cho dễ nắng bộ rễ phải
- được trắng hơn
- như vậy qua việc quan sát các bước cũng
- như là sơ đồ chúng ta đã nhìn thấy rõ
- quy trình để có được một củ hoa thủy
- tiên đẹp đúng không nào vừa rồi là những
- thông tin cơ bản có ở văn bản vậy các
- thông tin ấy được triển khai ra sao
- chúng mình sẽ cùng nhau đến với phần
- tiếp theo cách triển khai thông tin
- trong văn bản
- trong phần trí thức ngữ văn có thể thấy
- trong văn bản thông tin có nhiều cách
- Triển khai thông tin như theo trật tự
- thời gian theo quan hệ nhân quả theo mức
- độ quan trọng của thông tin khi viết
- người viết cũng có thể kết hợp nhiều
- cách triển khai ý tưởng và thông tin các
- bạn đã hiểu rất rõ về những nội dung này
- đúng không nào để tìm hiểu về cách triển
- khai thông tin trong văn bản sau chúng
- mình sẽ đến với một đoạn văn tiêu biểu
- để cùng xem xét các bạn nhé
- các bạn cùng cô quan sát đoạn trích đã
- xuất hiện trên màn hình
- đoạn trích bắt đầu từ phải chăm chú quan
- sát theo dõi cách nghệ nhân Nguyễn Phú
- Cường cho đến đấy là vì nếu không tác
- động sớm từ trước khi những cái mâm nhú
- lên thì tất cả lá giỏ hoa đều lên thẳng
- đuổng như những mỡ hành
- trước hết có thể thấy thông tin cơ bản
- có ở đoạn văn đó là Miêu tả cách thức
- gọi tỉa củ hoa thủy tiên vậy Cách triển
- khai các thông tin có trong đoạn văn là
- gì
- riêng với đoạn văn này cách triển khai
- thông tin của Đoàn là sự kết hợp giữa
- các triển khai theo trật tự thời gian và
- theo mối quan hệ nhân quả đầu tiên Cách
- triển khai thông tin theo trình tự thời
- gian được thể hiện qua cách miêu tả thứ
- tự thực hiện các thao tác như bóc vỏ cũ
- và bào mầm gặp mẹ cũ xén lá rồi đến cả
- Cún hoa Vân Vân tác giả chọn cách triển
- khai thông tin theo quan hệ ý nghĩa nhân
- quả nhằm tăng độ xác thực cho thông tin
- được đưa ra đồng thời thuyết phục bạn
- đọc về nội dung thông tin khi lý giải lý
- do của việc phải gọt khi lá giò hoa mới
- là những mầm vẫn đang ngủ yên trong cũ
- có thể thấy tác dụng của việc kết hợp
- giữa Cách triển khai theo trật tự thời
- gian làm theo mối quan hệ nhân quả đó là
- giúp cho người đọc dễ hiểu hơn về cách
- thức thực hiện và ý nghĩa của bước gọt
- tỉa củ hoa thủy tiên trong quá trình tạo
- ra một bát hoa thủy tiên đẹp như vậy
- trong video Ngày hôm nay chúng mình đã
- tìm hiểu về các thông tin trong văn bản
- cách triển khai các thông tin ấy
- như chúng ta đều biết văn bản thông tin
- sẽ có những mục đích và đặc điểm để nhận
- diện triệu văn bản vậy chúng được thể
- hiện như thế nào trong bài đọc này các
- bạn sẽ tìm hiểu ở video tiếp theo nhé
- Còn bây giờ Xin chào và hẹn gặp lại
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây