Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
Thực hành tiếng Việt:
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
1. Mỗi lời dẫn (in đậm) thuộc cách dẫn nào?
2. Tìm lời dẫn trong những đoạn văn dưới đây. Xác định các trường hợp dẫn ra lời nói thành tiếng, dẫn lời văn, dẫn ý nghĩ; dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp. Chỉ ra đặc điểm giúp em nhận biết mỗi cách dẫn và sự phù hợp của cách dẫn đó trong mỗi đoạn văn.
a. Bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền" của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.". (Hồ Chí Minh)
b. Ông kể lại hôm Tây vào khủng bố. Chúng nó có bao nhiêu thằng, bao nhiêu Tây, bao nhiêu Việt gian, đi những đường nào, đốt phá những đâu đâu (Kim Lân)
Dấu hiệu nhận biết lời dẫn: không đặt trong dấu ngoặc kép và có thể được tích hợp một cách tự nhiên vào văn bản chính.
Tác dụng của lời dẫn: cho phép chúng ta điều chỉnh và thay đổi ý kiến một cách hài hòa với nội dung văn bản. Đồng thời thể hiện quan điểm, phân tích của người viết về lời nói đó.
c.
Dấu hiệu nhận biết lời dẫn: đặt trong dấu ngoặc kép, có dấu hai chấm trước lời nói.
Tác dụng của lời dẫn: trích nguyên văn suy nghĩ của nhân vật, tạo độ chính xác, khách quan và tin cậy.
3. Chuyển lời dẫn trực tiếp dưới đây thành lời dẫn gián tiếp.
a. Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn:
- Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về. (Nguyễn Dữ)
b.
c. Nhà văn Xu-khôm-lin-xki (Sukhomlynsky) đã nói: "Con người sinh ra không phải để tiêu biến như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác.". (Theo Trần Thị Ngọc Luyến)
4. Viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) về chủ đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta, trong đó có dẫn trực tiếp một trong các ý kiến dưới đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
a. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
b. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Hướng dẫn:
* Hình thức:
- Đoạn văn
- Dung lượng: khoảng 8 - 10 dòng.
- Trong đoạn văn có dẫn lại lời nói trực tiếp của Bác Hồ theo đề bài.
* Nội dung:
(1) Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề: tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
(2) Thân đoạn:
- Tinh thần yêu nước trong thời kì trước: dẫn tấm gương của các vị anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi...
- Tinh thần yêu nước trong hoàn cảnh chiến tranh: dẫn tấm gương của những người anh hùng chiến đấu bảo vệ đất nước, đánh đuổi quân xâm lược như chị Võ Thị Sáu, anh La Văn Cầu, anh Kim Đồng...
- Tinh thần yêu nước trong thời đại ngày nay: dẫn tấm gương nổi bật, cập nhật, chẳng hạn như:
+ Những bác sĩ áo trắng sẵn sàng ở lại tuyến đầu chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh COVID, không màng nguy hiểm, lây nhiễm.
+ Anh Đồng Anh Tuấn và Hoàng Anh Tuấn dũng cảm cứu người trong đám cháy lớn ở Trung Kính tháng 5/2024.
- Khẳng định đó là những người sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc, độc lập của dân tộc.
(3) Kết đoạn: Khái quát lại vấn đề: Khẳng định dù ở trong thời kì nào, nhân dân ta cũng một lòng yêu nước. Đúng như Bác Hồ đã từng nói: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta."
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây