Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài thơ của một người yêu nước mình (Phần 2) SVIP
II. Tìm hiểu chi tiết
3. Tình cảm của nhân vật trữ tình đối với đất nước
a. Cảm xúc của nhân vật trữ tình
- Những từ ngữ, dòng thơ thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình với đất nước: Tôi yêu đất nước này như thế, Như yêu cây cỏ ở trong vườn, Như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương, Yêu một giọng hát hay, Tôi yêu đất nước này lầm than, Tôi yêu đất nước này chân thật, Như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi, Như yêu em nụ hôn ngọt trên môi, Đất nước này còn chua xót,...
=> Dường như nhân vật trữ tình yêu tất cả những gì thuộc về đất nước mà mình biết được và có những trải nghiệm trong đời. Tuy có nhiều cung bậc, nhưng tựu trung lại điệp khúc trên có tác dụng là:
b. Giọng điệu
- Giọng điệu của nhân vật trữ tình được thể hiện đa dạng. Cụ thể:
+ Giọng thủ thỉ, tâm tình: Buổi sáng tôi mặc áo đi giày ra đứng ngoài đường, Đôi khi chợt nhớ một tiếng người lạ, Mẹ tôi thức khuya dậy sớm, Năm nay ngoài năm mươi tuổi,...
+ Giọng thiết tha, thương mến:
+ Giọng trầm buồn, chua xót:
=> Sự kết hợp giữa những giọng điệu trên cho thấy tình cảm yêu mến thiết tha, sâu nặng, những xúc cảm chân thành, mãnh liệt của nhân vật trữ tình dành cho đất nước.
4. Các biện pháp tu từ nghệ thuật
- Trong bài thơ, tác giả đã kết hợp sử dụng nhiều biện pháp tu từ. Tiêu biểu nhất là sự kết hợp sau:
=> Với việc kết hợp các biện pháp tu từ này, tình yêu đất nước của nhà thơ đã được cụ thể hóa và hiện ra một cách sống động trong tình yêu cây cỏ trong vườn, tình yêu người mẹ chịu khó, chịu thương. Đồng thời, góp phần thể hiện tư tưởng: Đất nước, trước hết là những gì gần gũi, thân thuộc nhất với mỗi người. Đất nước vĩnh hằng như thiên nhiên (cỏ cây), có công lao sinh thành thiêng liêng (như mẹ). Khác với những người yêu nước ở những đại cảnh kì vĩ, những chiến công hào hùng, những anh hùng xuất chúng, nhà thơ yêu đất nước của những điều nhỏ bé và lam lũ. Nhưng đằng sau những điều rất đỗi bình dị ấy là vẻ đẹp, sức sống của nhiên nhiên và con người Việt Nam.
- Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng kết hợp những biện pháp tu từ khác như: Liệt kê (khi nói về cuộc đời đáng thương, vất vả của mẹ; khi nói về tình trạng nghèo khó, lầm than của đất nước,...), lặp cấu trúc (Tôi yêu đất nước này..., Cho bên... không gọi bên... là người...),...
III. Tổng kết
1. Nội dung
Có thể nói, tác phẩm Bài thơ của một người yêu nước mình của nhà thơ Trần Vàng Sao đã thể hiện một cách chân thành, sâu sắc và hồn nhiên tình yêu dành cho đất nước. Yêu nước đối với ông không phải là yêu những cảnh quan kì vĩ, những địa danh nổi tiếng của đất nước, mà là yêu những gì gần gũi, thân thương và riêng tư trong cuộc sống của mỗi người.
2. Nghệ thuật
- Kết hợp sử dụng nhiều phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ góp phần thể hiện sâu sắc nội dung, tư tưởng của văn bản.
- Sử dụng những hình ảnh thơ bình dị, chân thực, gần gũi.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây