Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn Hoàng Hạc lâu SVIP
Câu 1: Dụng ý của tác giả khi nhắc đến là chuyện giữa "người xưa" với "người nay", giữa thời gian quá vãng và không gian mở rộng, giữa hư và thực, giữa cảnh và tình,...
Câu 2:
Tất cả cảnh đều đẹp nhưng lại khiến người buồn bởi:
- Cảnh đẹp hoàn mỹ như người xưa cưỡi hạc bay đi mất rồi, giờ chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc => nỗi hoài cổ, trống vắng.
- Cảnh đẹp nhưng thời điểm "Nhật mộ hương quan hà xứ thị" (Trời tối rồi, đâu là quê hương?) gợi ra nỗi nhớ quê hương vời vợi.
- Ngoài ra, vì cảnh quá hoàn mĩ, nên tác giả cảm thấy bâng khuâng, cảm thấy như không thỏa mãn với chính mình, dường như đang tiếc nuối, đang mắc nợ cuộc đời. Bởi đó là cái đẹp không thể với tới, không thể nắm bắt được. Cái đẹp của cảnh dường như còn là cái đẹp thanh lọc tâm hồn, nhắc con người nhìn lại chính mình.
=> Như vậy, dù là hoài cổ, tương tư hay ý thức về bản thân thì đứng trước cảnh đẹp, nhà thơ vẫn thấy buồn. Đó là nỗi sầu nhân thế, cảm thấy nhỏ bé giữa nhân gian vời vợi, giữa cảnh đẹp hoàn mỹ.
Câu 3:
Quả đúng bài thơ có 56 chữ thì 55 chữ trước là bước chuẩn bị cho một chữ "sầu" bởi đó là kết quả của quá trình quan sát kĩ lưỡng, chiêm nghiệm, bâng khuâng:
- Cảnh đẹp gợi lại tích cũ, người xưa, nhưng người xưa đã bay đi mất.
- Cảnh đẹp nhưng khi hoàng hôn lại gợi cảm giác buồn, cô quạnh, nhớ quê hương.
- Cảnh đẹp nhưng con người cảm thấy nhỏ bé, cảm thấy nuối tiếc, chưa thỏa mãn, như mắc nợ với cuộc đời.
=> Toàn bộ bài thơ tả cảnh nhưng ấp ủ, ẩn giấu trong đó là nỗi lòng, tâm trạng buồn đến vô hạn của nhà thơ.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây