Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
Câu 1: Việc Kiều nhắc đến kỉ niệm tình yêu có ý nghĩa:
"Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề."
- "Kể từ khi gặp chàng Kim" đã khắc sâu khoảnh khắc hai người gặp và yêu nhau.
- Điệp từ "khi" nhắc lại từng kỉ niệm như đã trở thành một phần tâm hồn của Kiều:
+ "Khi ngày quạt ước": Buổi gặp gỡ trong khu vườn giữa hai nhà, Kim Trọng khi đó đã tặng Kiều xuyến vàng, khăn tay, còn Kiều tặng chàng Kim chiếc quạt và chiếc khăn gấm.
+ "Khi đêm chén thề": Dưới trăng, Kim Trọng và Kiều đã cùng uống chén rượu thề nguyền sẽ gắn kết bên nhau trọn đời: "Chén hà sánh giọng quỳnh tương". Người xưa rất trân trọng và giữ gìn lời thề bởi nó tượng trưng cho danh dự, phẩm giá của một người. Việc nhắc đến lời hẹn ước thề nguyền trăm năm với Kim Trọng.
- Bên cạnh đó, Kiều còn nhắc đến những kỉ vật tình yêu: "phím đàn", "mảnh hương nguyền", "chiếc vành", "bức tờ mây" => đây đều là những kỉ vật minh chứng cho tình yêu và sự gắn kết sâu đậm giữa hai người.
=> Việc nhắc đến những kỉ niệm tình yêu không chỉ khẳng định tình yêu sâu đậm mà còn cho thấy nỗi đau của Kiều khi phải dứt mối tình ấy. Chính vì thế mà khi trao duyên cho em, Kiều nhắc lại những kỉ niệm tình yêu.
Câu 2:
a. Những từ ngữ cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết (Trong đoạn trích, có 5 lần Kiều nhắc đến cái chết):
- "Chị dù thịt nát xương mòn (1),
Ngậm cười chín suối (2) hãy còn thơm lây."
và
"Mất người (3) còn chút của tin"
=> Kiều muốn nói với Vân: nếu được Vân nối mối duyên này thì dù Kiều có bị sóng gió cuộc đời ngoài kia vùi dập, nàng cũng mãn nguyện. Đồng thời, cũng cho thấy nỗi lòng của Kiều: khi cắt đứt mối tình, lời thề nguyền với Kim Trọng, nàng coi cuộc sống của mình sau này như đã chết, không còn có ý nghĩa gì nữa.
- "Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về (4)"
và
"Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan (5)"
=> Kiều tưởng tượng ra cuộc sống của mình sau này, tưởng tượng đến cái chết tức tưởi, cô độc, quạnh quẽ nơi địa phủ. Hồn tả tơi không nơi trú ngụ, không siêu thoát được bởi nàng luôn canh cánh trong lòng mình là người đã phụ bạc chàng Kim.
Câu 3: Kiều đối thoại với Vân nhưng rơi vào những lời độc thoại nội tâm để đối thoại với chính mình là chủ yếu, và nàng còn đối thoại với chàng Kim trong tâm tưởng:
- Đối thoại với Vân:
"Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
[...] Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa".
=> Kiều khi đối thoại với Vân rất lí trí, tỉnh táo, chọn lời lẽ khôn khéo để nhờ vả em vấn đề tế nhị này. Nhưng sau khi trao kỉ vật cho Vân, mặc dù vẫn là những lời nói với Vân nhưng dường như là Kiều đang tự nói với chính mình: "Mất người con chút của tin / Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa".
- Đối thoại với chính mình:
"Mai sau dù có bao giờ
[...] Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!"
=> Kiều sau khi dặn dò và trao kỉ vật cho Vân thì chìm sâu vào khổ đau, tuyệt vọng, quên đi sự có mặt của Vân và tự đối thoại với chính mình. Trong tình cảnh ấy, Kiều tưởng tượng ra cuộc sống của mình sau khi trao duyên, sẽ bị sóng gió cuộc đời vùi dập và chết, hồn còn vật vờ nơi địa phủ, không nơi nương tựa.
- Kiều đối thoại (trong tưởng tượng) với chàng Kim:
"Trăm nghìn gửi lạy tình quân
[...] Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây".
=> Sau khi trao duyên cho em, Kiều vẫn không khỏi day dứt và cho rằng mình là kẻ phụ bạc. Nàng đã hi sinh chữ tình để làm trọn chữ hiếu, cứu cha và em. Điều này đã rất đáng trân trọng rồi, nhưng hơn thế, Kiều còn day dứt và nghĩ đến cảm xúc của chàng Kim. Việc gọi chàng Kim là "lang" - chồng, cho thấy tình cảm sâu đậm và nỗi đau đến đứt đoạn của Kiều.
Câu 4: Mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều trong đoạn trích:
- Mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí thực chất là mối quan hệ giữa hiếu và tình. Tình cảm, trái tim Thúy Kiều thì mong muốn giữ trọn lời thề hẹn ước với Kim Trọng nhưng lí trí nhắc nhở nàng phải làm trọn chữ hiếu. Giữa tình và hiếu, nàng đã chọn hiếu. => Tình cảm và lí trí, hiếu và tình mâu thuẫn gay gắt với nhau.
- Giữa nhân cách và thân phận nàng Kiều cũng có sự đối lập nhau gay gắt. Người con gái nhỏ bé, tài sắc vẹn toàn lại bị cuộc đời vùi dập, xô đẩy. => Nhân cách của nàng Kiều cao đẹp, đáng trân trọng đối lập với thân phận nhỏ bé, bị vùi dập.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây