Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I. KHỞI NGỮ VÀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
1. Các từ in đậm sau thuộc thành phần gì của câu:
Khởi ngữ |
Thành phần biệt lập |
|||
Tình thái |
Cảm thán |
Gọi đáp |
Phụ chú |
|
Xây cái lăng ấy |
Dường như |
Vất vả quá |
Thưa ông |
Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp lại ta nữa, hay nhìn ta như vậy. |
2. Viết đoạn văn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu. Trong đó có sử dụng câu có chứa thành phần tình thái.
Bài viết tham khảo:
Quê nhà! Có phải ai cũng có một miền quê, nơi đó ta có một mát nhà từng nương náu với bao tình thân tha thiết?
Quê nhà! có phải nơi đó luôn có một dòng sông, và một bờ bến đưa chân ta đi, đón bước ta về? Ôi quê nhà thân yêu! Đó là đề tài tha thiết của bao người! Và của Nguyễn Minh Châu nữa!
Truyện “Bến quê” thấm một nỗi buồn và tình thương khi ta bắt gặp một nhân vật ốm đau bệnh tật nằm liệt giường. Nhĩ là người chồng, người cha, người láng giềng, người bạn bị bệnh đã nhiều, không có thể đi lại được nữa, muốn ngồi dậy cũng phải có người nâng đỡ, có lúc anh phải “thu hết tàn lực” mới “lết dần lết dần” ra khỏi phiến nệm nằm, mà anh cảm thấy “như mình vừa bay được một nửa vòng Trái Đất”. Ốm nặng liệt giường đã nhiều tháng ngày, cơ thể anh bị tàn phá nặng nề “phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng, vừa lở loét”.
Cốt truyện của “Bến quê” rất bình dị, “bằng phẳng” nhưng lại mang hàm nghĩa triết lí sâu sắc. Quan nhân vật Nhĩ, một bệnh nhân “sắp từ giã cõi đời”, sống, thức tỉnh, khơi dậy ở đồng loại hãy biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi, quen thuộc của cuộc sống, của quê hương.
Nhĩ là một con người từng trải và có địa vị, đi rộng biết nhiều: “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên Trái Đất”; “anh đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ..." mới hai năm trước đây, anh còn đi Công tác sang một nước bên Mĩ La-tinh. Có thể nói, bao cảnh đẹp những nơi phồn hoa đô hội gần xa, những miếng ngon nơi đất khách quê người, anh đều được thưởng thức, được hưởng thụ. Nhưng những cảnh đẹp gần gũi, những con người tình nghĩa thân thuộc, thân yêu nơi quê hương cho đến những tháng ngày ốm đau nằm trên giường bệnh khi sắp từ giã cõi đời, anh mới cảm thấy một cách sâu sắc, cảm động.
Hoa bằng lăng quê kiểng có gì là đẹp? Lúc mới nở “màu sắc đã nhợt nhạt”. Vòm trời và con sông Hồng, bờ bãi, bến đò... có gì xa lạ đối với nhiều người trong chúng ta, nhất là đối với Nhĩ, khi nhà anh ở gần dòng sông ấy. Sớm nay Nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ: anh cảm thấy hoa bằng lặng trong tiết lập thu đẹp hơn, “đậm sắc hơn". Sông Hồng “màu đỏ nhạt, mặt sống như rộng thêm ra”. Bãi bồi phù sa lâu đời ở bên kia sông Hồng dưới những tia nắng sớm đầu thu đang phô ra “một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non-những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”. Và bầu trời, vòm trời quê nhà “như cao hơn"...
II. LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
1. Chỉ ra những phép liên kết có trong các câu:
|
Phép liên kết |
|||
Ngữ liệu |
Phép lặp từ ngữ |
Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng |
Phép thế |
Phép nối |
Đoạn a |
|
Mưa – mưa đá – tiếng lanh canh – gió |
|
Nhưng, rồi, và |
Đoạn b |
Cô bé |
|
Cô bé - nó |
|
Đoạn c |
|
Bất bình – khinh bỉ - cười khẩy, Pháp – Ngã Phá Luân; Mĩ – Hoa Thịnh Đốn |
Bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa |
|
2.
Từ ngữ in đậm |
Phép liên kết |
|||
Lặp |
Đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng |
Thế |
Nối |
|
Nhưng (a) |
|
|
|
X |
Nhưng rồi (a) |
|
|
|
X |
Và (a) |
|
|
|
X |
Cô bé – cô bé (b) |
X |
X |
|
|
Cô bé – nó (b) |
|
|
X |
|
Bây giờ cao sang rồi… thế (c) |
|
|
X |
|
3.
Nêu rõ sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu.
Gợi ý
“Quê nhà! Có phải ai cũng có một miền quê, nơi đó ta có một mái nhà từng nương náu với bao tình thân tha thiết? (câu 1)
Quê nhà! Có phải nơi đỏ luôn có một dòng sông, và một bờ bến đưa chân ta đi, đón bước ta về? Ôi quê nhà thân yêu! Đó là đề tài tha thiết của bao người và của Nguyễn Minh Châu nữa !(Câu 2, 3, 4)
Truyện “Bến quê” thấm một nỗi buồn và tình thương khi ta bắt gặp một nhân vật ốm đau bệnh tật nằm liệt giường. Nhĩ là người chồng, người cha, người láng giềng, người bạn bị bệnh đã nhiều, không có thể đi lại được nữa, muốn ngồi dậy cũng phải có người nâng đỡ, có lúc anh phải “thu hết tàn lực” mới “lết dần lết dân" ra khỏi phiển nêm nằm, mà anh cảm thấy như mình vừa bay được một nửa Vòng Trái Đất”. Ôm nặng liệt giường đã nhiều tháng ngày, cơ thể anh bị tàn phá nặng nề “phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng, vừa lở loét”.
Cốt truyện của “Bến quê" rất bình dị, “bằng phẳng" nhưng lại mang hàm nghĩa triết lí sâu sắc. Quan nhân vật Nhĩ, một bệnh nhân “sắp từ giã cõi đời”. sống, thức tỉnh, khơi dậy ở đồng loại hãy biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi, quen thuộc của cuộc sống, của quê hương.”
Trong đoạn này, câu 1, 2 và 3 liên kết với nhau bằng từ “quê nhà”; câu 4 nối kết bằng cách nhắc tên tác giả viết “ bến quê” (liên kết bằng nội dung) Câu 5 liên kết bằng từ “ bến quê”; phần còn lại liên kết bằng nội dung khi nhắc và phân tích nhân vật chính ở truyện Bến Quê.
III. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
1. Đọc truyện cười...(trang 111 SGK) và cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói được in đậm ở cuối truyện.
CHIẾM HẾT CHỖ
Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng:
- Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:
- Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy!
Người nhà giàu nói:
- Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?
Người ăn mày đáp:
- Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!
(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)
Trả lời
Trong câu in đậm ở cuối truyện, người ăn mày muốn nói (bằng hàm ý) với nhà giàu rằng: “Địa ngục là chỗ mà các ông đã phải đến quá đông".
2. Tìm hàm ý của các câu in đậm dưới đây (trang 111 SGK Ngữ văn 9 tập 2). Cho biết trong mỗi trường hợp, hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào.
a. Tuấn hỏi Nam:
- Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi hay không?
Nam bảo:
- Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp.
b. Lan hỏi Huệ:
- Huệ báo cho Nam, Tuấn và Chi sáng mai đến trường chưa?
- Tớ báo cho Chi rồi. – Huệ đáp.
Trả lời
a. “Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp” chứa hai hàm ý:
- Họ chỉ ăn mặc rất đẹp chứ đá bóng không hay.
- Tớ không chú ý họ đá hay không, chỉ thấy họ ăn mặc rất đẹp
b. “Tớ báo cho Chi rồi” chứa hàm ý: Huệ chỉ mới báo cho Chi chứ chưa bao cho Nam và Tuấn.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây