Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
VIẾNG LĂNG BÁC
(Viễn Phương)
Câu 1.
- Cảm xúc bao trùm bài thơ: Niềm xúc động của Viễn Phương khi được từ miền Nam ra thăm lăng Bác.
- Trình tự cảm xúc của tác giả:
+ Khổ 1. Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác.
+ Khổ 2. Cảm xúc của tác giả khi hòa theo dòng người vào lăng viếng Bác.
+ Khổ 3. Cảm xúc của tác giả khi đứng trong lăng Bác.
+ Khổ 4. Cảm xúc của tác giả khi rời lăng, trở về miền Nam.
Câu 2.
- Hàng tre như dài rộng mênh mông.
- Hàng tre xanh màu đất nước, màu Việt Nam.
- Hàng tre kiên cường bất khuất, hiên ngang (Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng)
=> Tác giả không tả thực hàng tre, mà liên tưởng, nhân hoá, tượng trưng.
=> Ý nghĩa của cách tả này cho thấy lăng Bác và tre thật gần gũi, thân thuộc như những làng quê xanh lũy tre. Đồng thời tác giả cũng nhằm thể hiện nét tượng trưng cây cối mang màu đất nước, biểu tượng của dân tộc đã tập trung về quanh Bác, canh giữ cho giấc ngủ bình yên của Người.
Câu 3.
- Tình cảm được thể hiện độc đáo:
+ Tình cảm của mọi người đối với Bác thật vô tận.
+ Ngày ngày thời gian lặp đi lặp lại khi mặt trời qua lăng.
+ Ngày lại ngày những dòng người nối nhau đi trong một không gian đặc biệt: đi trong thương nhớ.
+ Đặc sắc nhất là những con người, những tấm lòng đã kết thành tràng hoa dâng lên Bác.
- Khổ thơ thứ 3 tác giả tả cảnh trong lăng Bác và niềm xúc động khi thấy Bác.
+ Vầng trăng như là tượng trưng.
+ Lí trí thì nói rằng Bác đang trong giấc ngủ, vẫn còn sống mãi.
+ Sự thật là Bác đã không còn nữa.
- Khổ thử 4 nhà thơ ước muốn:
+ Làm con chim hót.
+ Làm hoa tỏa hương.
+ Làm cây tre trung hiếu Tất cả để được quanh Người, canh gác cho Bác ngày đêm.
Câu 4.
Sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc với nghệ thuật :
- Giọng điệu trang nghiêm, đau xót, tự hào thể hiện đúng cảm xúc tác giả, nhịp điệu chậm, thành kính, lắng đọng, khổ cuối nhanh thể hiện sự tha thiết và lưu luyến.
- Thể thơ tám chữ (nhưng có dòng thơ 7 hoặc 9 chữ) với hình ảnh ẩn dụ đẹp, sáng tạo và gợi cảm, vừa quen thuộc vừa sâu sắc, ngôn ngữ bình dị, cô đúc... tất cả đều góp phần vào việc diễn tả tâm trạng, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
LUYỆN TẬP
Yêu cầu: Viết một đoạn văn bình khổ 2 hoặc khổ 3 của bài thơ.
Bài văn mẫu
Khổ 2
Khổ thơ thứ hai là dòng cảm xúc của nhà thơ về vẻ đẹp lớn lao của Bác khi được hòa vào dòng người viếng lăng Bác. Ở đây ta thấy hình ảnh mặt trời được lặp lại hai lần với những ý nghĩa khác nhau. Mặt trời ở câu thơ đầu tiên là hình ảnh mặt trời thực của thiên nhiên, mang lại ánh sáng, sưởi ấm và đem đến sự sống cho muôn loài. Mặt trời ở câu thơ thứ hai là một hình ảnh ẩn dụ, mặt trời ở đây chính là Bác. Bằng việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ này, nhà thơ đã ngợi ca vẻ đẹp của vị cha già dân tộc. Người như ánh mặt trời đem tình thương cho đồng bào, nhân dân Việt Nam. Người là ánh sáng soi đường cho hàng triệu người con của đất nước. Bác chính là cội nguồn sự sống của đất nước. Hình ảnh dòng người ngày ngày “đi trong thương nhớ”, “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” thể hiện niềm kính trọng, yêu mến của người dân Việt Nam đối với người cha vĩ đại của dân tộc. Đó cũng chính là tình cảm sâu sắc, chân thành mà tác giả dành cho Bác.
Khổ 3
Nếu khổ thơ thứ hai là tình cảm biết ơn, kính trọng thì đến khổ thơ thứ ba, tác giả bày tỏ nỗi xót thương vô hạn đối với sự ra đi của Bác. “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”, tác giả Viễn Phương đã so sánh Bác với “trời xanh” vĩnh hẵng, bất biến. Dù Bác đã ra đi nhưng vẫn còn sống mãi trong trái tim, trong sự nhớ thương của nhân dân Việt Nam ngàn đời. Tình yêu thương bao la, ơn đức lớn lao của Bác sẽ không bao giờ nguôi ngoai trong lòng những thế hệ người Việt. Người đã rời xa trần thế nhưng hình ảnh người vẫn gần gũi như là bác, là cha của những người cháu, người con, đầy “dịu hiền”. Nhưng dẫu biết là như thế, khi nhìn thấy hình ảnh Bác “nằm trong giấc ngủ bình yên” tác giả vẫn không thể che giấu cảm xúc xót thương vô hạn đối với sự mất mát lớn này. Ở cuối khổ thơ, câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim!” kết lại bài thơ bằng việc bộc lộ trực tiếp cảm xúc trữ tình. Dấu chấm than đặt cuối khổ thơ như nốt lặng, bày tỏ tình cảm của nhà thơ đối với Bác.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây