Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Đọc văn bản “Cây chuối trong đời sống Việt Nam”.
2. Trả lời câu hỏi.
a. Nhan đề văn bản Cây chuối trong đời sống Việt Nam đã miêu tả cây chuối nói chung trong đời sống Việt Nam, chứ không miêu tả một cây chuối cụ thể. Bài văn đã vận dụng yếu tố miêu tả một cách thích hợp để khơi gợi sự cảm nhận về cây chuối.
b. Những đặc điểm tiêu biểu của cây chuối: thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng... gốc chuối tròn như đầu người, lớn dần theo thời gian, có rễ chùm nằm dưới mặt đất...
- Có một loại chuối được người ta rất chuộng, đấy là chuối trứng cuốc - không phải là quá tròn như trứng cuốc mà khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc. Mỗi cây chuối đều có một buồng chuối, có buồng chuỗi trăm quả, cũng có buồng chuối cả nghìn quả. Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây và uốn trĩu xuống đến tận gốc cây.
- Loài cây quả được trồng trọt phổ biến ở nông thôn Việt Nam, nhất là những nơi có nước: Cây chuối rất ưa nước nên người ta hay trồng bên ao hồ rất nhanh tươi tốt, còn ở rừng, bên những khe suối, hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ gọi là “con đàn cháu lũ”.
- Bài văn vận dụng nhiều yếu tố miêu tả để việc thuyết minh về cây chuối thêm cụ thể, sinh động, gây ấn tượng cho người đọc.
c. Công dụng của quả chuối trong đời sống người Việt Nam: chuối chín để ăn, chuối xanh để chế biến thức ăn, chuối để thờ cúng. Mỗi loại lại chia ra cách dùng, cách nấu món ăn, cách thờ cúng: Quả chuối chín ăn vào không chỉ no, không chỉ ngon mà còn là một chất dưỡng da làm cho da dẻ mịn màng. Chính vì thế nhiều phụ nữ nghiền chuối như nghiền mĩ phẩm. Nếu chuối chín là một món quà sáng trưa chiều tối của con người thì chuối xanh lại là một món ăn thông dụng trong các bữa ăn hằng ngày. Chuối xanh có vị chát, để sống cắt lát ăn cắp với thịt heo luộc chấm tôm chua khiến miếng thịt ngon gấp bội phần, nó cũng là món ăn cặp rất tuyệt vời với các món tái hay món gỏi. Chuối xanh nấu với các loại thực phẩm có vị tanh như cá, ốc, lươn, chạch có sức khử tanh rất tốt, nó không chỉ làm cho thực phẩm ngon hơn mà chính nó cũng thừa hưởng cái ngon, cái bổ của thực phẩm truyền lại. Người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn từ quả chuối như chuối ép, mứt chuối, kẹo chuối, bánh chuối,...
d. Thân cây chuối phần bên ngoài thường dùng để nuôi gia súc, phần nõn non thường để thải ghém, ăn với rau thơm trong những món nộm, gỏi... Những phần ngoài cùng già nhất dùng để phơi khô tước ra làm lạt. Lá già hay non dùng để gói bánh, làm nem. Bắp chuối cũng là một món rau sống thú vị ăn trong bún riêu, bún bò, và các món gỏi...
GHI NHỚ
Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
LUYỆN TẬP
Bài 1. Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh...
Gợi ý.
- Thân cây chuối: nhẵn bóng, tròn và to như cái cột đình, nhưng có một màu xanh ngọt ngào, dịu mắt.
- Lá chuối tươi: Từ thân ấy tỏa ra những tàu lá chuối màu xanh lục, lá già xòa ra xum xuê phía dưới, lá non cuộn tròn, đâm lên như một cuộn giấy học trò.
- Lá chuối khô: Những tàu lá chuối ngã dần sang màu vàng, rồi chuyển sang màu nâu đất. Chúng càng khô, càng mỏng và dẻo dai. Được sử dụng để làm bánh gai.
- Nõn chuối: là mầm của những chiếc lá chuối non cuộn tròn, nằm dọc trong ngọn của thân chuối, mang một màu xanh lục nhạt, pha vàng.
- Bắp chuối: khi to trĩu xuống lộ ra màu đỏ.
- Quả chuối: khi chín vỏ thường có chấm nâu hoặc đen như hình trên vỏ trứng chim cút gọi là chuối trứng cuốc.
Bài 2. Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn...
Gợi ý.
- Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai. Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời. Bác vừa cười vừa làm động tác. Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống, mà uống rất nóng.
Bài 3. Đọc văn bản và chỉ ra những câu miêu trả ở trong đó.
Gợi ý.
- Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân hình có các hoạ tiết đẹp. Múa lân rất sôi động với các động tác khỏe khoắn, bài bản...
- Bàn cờ là sân bãi rộng, mỗi phe có mười sáu người mặc đồng phục đỏ hoặc xanh, cầm trên tay hay đeo trước ngực biến kí hiệu quân cờ. Hai tướng (tướng ông, tướng bà) của từng bên đều mặc trang phục của thời xưa lộng lẫy có cờ đuôi nheo đeo chéo sau lưng và được che lọng.
- Sau hiệu lệnh, những con thuyền lao vun vút trong tiếng hò reo cổ vũ và chiêng trống rộn rã cổ vũ hai bờ sông....
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây