Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 9. Thức ăn chăn nuôi SVIP
1. KHÁI NIỆM THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm:
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
- Thức ăn đậm đặc.
- Thức ăn bổ sung.
- Thức ăn truyền thống.
2. CÁC NHÓM THỨC ĂN CHĂN NUÔI
2.1. Thức ăn tinh
* *Thức ăn giàu năng lượng là các loại thức ăn có hàm lượng xơ thô dưới 18%, protein thô dưới 20%, gồm:
- Nhóm carbohydrate:
+ Hạt ngũ cốc (ngô, thóc, gạo, hạt cao lương, đại mạch, yến mạch, lúa mì).
+ Phụ phẩm xay xát (cám gạo, cám ngô, tấm....).
+ Các loại củ (sắn, khoai lang,...), rỉ mật,...
- Nhóm giàu lipid:
+ Hạt có dầu.
+ Dầu thực vật.
+ Mỡ động vật,...
- Thức ăn giàu năng lượng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi.
- Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của vật nuôi.
=> Được sử dụng cho hầu hết các loại vật nuôi.
- Thức ăn giàu năng lượng chiếm 60 - 90% trong khẩu phần ăn của lợn và gia cầm, trong phần thức ăn tinh của gia súc nhai lại.
* *Thức ăn giàu protein:
* Là các loại thức ăn có hàm lượng protein thô trên 20%, xơ thô dưới 18%.
* Thức ăn giàu protein gồm các loại:
- Thức ăn protein động vật:
+ Gồm tất cả các sản phẩm chế biến từ thức ăn có nguồn gốc động vật như:
-
Bột cá.
-
Bột thịt.
-
Bột huyết.
-
Sữa và các sản phẩm từ sữa,....
+ Hầu hết thức ăn protein động vật có:
-
Chất lượng cao, cân bằng các amino acid, các nguyên tố khoáng và một số vitamin quan trọng như vitamin B12, A, D, E, K,...
- Thức ăn protein thực vật gồm: đậu tương, khô dầu, bã đậu tương, cám đậu xanh,...
+ Đậu tương và khô dầu giàu protein nhưng thường thiếu một số amino acid như:
-
Lysine.
-
Methionine.
-
Cysteine,...
=> Do vậy, khi xây dựng khẩu phần ăn cần phối hợp với các loại thức ăn giàu protein khác để tăng hiệu quả.
- Thức ăn protein có nguồn gốc từ vi sinh vật: protein từ nấm men, vi tảo, vi khuẩn.
- Thức ăn giàu protein có vai trò rất quan trọng đối với vật nuôi:
+ Cung cấp protein, amino acid để tạo năng lượng, hình thành protein hoặc các chất hữu cơ khác cho cơ thể vật nuôi.
+ Thức ăn giàu protein được sử dụng cho hầu hết các nhóm vật nuôi.
- Để sử dụng thức ăn tinh tối ưu, cần:
+ Chế biến, phối hợp với các loại thức ăn khác cho cân đối, đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với từng đối tượng vật nuôi.
2.2. Thức ăn thô, xanh
* Thức ăn xanh:
- Gồm thân, lá của một số cây, có trông hoặc mọc tự nhiên, các loại rau xanh,...
- Sử dụng ở dạng tươi (cắt cho ăn tại chuồng hoặc chăn thả trên cánh đồng).
- Thức ăn xanh chứa nhiều:
+ Nước (80 - 90%), chất xơ.
+ Giàu vitamin (carotene, vitamin nhóm B,...).
+ Hàm lượng dinh dưỡng thấp, dễ tiêu hoá, có tính ngon miệng cao.
- Là nguồn nguyên liệu để chế biến cỏ khô, bột có, thức ăn ủ chua,... cho gia súc nhai lại.
- Được sử dụng cho nhiều loài vật nuôi như: trâu, bò, lợn, gà,...
* Thức ăn ủ chua (ủ xanh):
- Gồm các loại thức ăn xanh, phụ phẩm của ngành trồng trọt như:
+ Cây ngô sau thu bắp.
+ Ngọn lá sắn.
+ Dây lá lạc, ngọn và bã dứa,...
=> Các loại thức ăn xanh, phụ phẩm đã được ủ kị khí (ủ chua).
- Thức ăn ủ chua ít bị mất chất dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon, vật nuôi thích ăn, bảo quản được lâu.
- Thức ăn xanh và thức ăn ủ chua cung cấp:
+ Các chất dinh dưỡng (protein, lipid, tinh bột, xơ, khoáng, vitamin) và nước cho vật nuôi.
* Thức ăn thô khô và xác vỏ:
- Gồm các loại có tự nhiên, có trồng thu cất và các loại phụ phẩm của cây trồng đem phơi, sấy khô.
- Thức ăn thô khô và xác vỏ:
+ Thường giàu chất xơ (tỉ lệ xơ thô trên 18%).
+ Ít dinh dưỡng.
+ Mật độ năng lượng thấp.
+ Khi sử dụng cần chế biến, xử lí để tăng hiệu quả sử dụng.
- Thức ăn ủ chua và thức ăn thô khô, xác vỏ dùng làm thức ăn cho gia súc nhai lại.
- Để sử dụng thức ăn thô tối ưu, cần chế biến và phối hợp với các loại thức ăn khác cho:
+ Cân đối, đầy đủ dinh dưỡng, tăng tính ngon miệng.
+ Khả năng tiêu hơi, hấp thu của từng đối tượng vật nuôi.
2.3. Thức ăn bổ sung và phụ gia
* Thức ăn bổ sung:
- Là các chất thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi, duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi, cải thiện sức khoẻ vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi
- Thức ăn bổ sung định dưỡng gồm các:
+ Amino acid.
+ Nitrogen phi protein.
+ Vitamin.
+ Chất khoáng,...
- Ví dụ: bổ sung premix khoáng, vitamin, giúp cân bằng khoáng vitamin và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.
- Mục đích hỗ trợ tiêu hóa, phòng bệnh (enzyme, probiotics, thao được).
- Ví dụ bổ sung các chế phẩm probiotics trong thức ăn giúp:
+ Cải thiện sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
+ Nâng cao khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn.
+ Phòng bệnh cho vật nuôi.
- Thức ăn bổ sung thảo dược giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng gan và hỗ trợ tiêu hóa.
* Phụ gia:
+ Là các chất được bổ sung vào trong thức ăn nhằm mục đích:
-
Cải thiện chất lượng sản phẩm.
-
Hỗ trợ bảo quản.
-
Duy trì chất lượng thức ăn.
+ Ví dụ: chất bảo quản thức ăn, chất chống mốc, chất chống oxy hoá, chất tạo mùi, tạo màu, kết dính,...
2.4. Thức ăn hỗn hợp
* Là thức ăn được chế biến, phối hợp từ nhiều loại nguyên liệu theo những công thức đã được tính toàn.
=> Nhằm đáp ứng nhu cầu của vật nuôi theo từng giai đoạn phát triển và mục đích sản xuất.
* Thức ăn hỗn hợp gồm 2 loại:
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh:
+ Là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi:
-
Theo từng giai đoạn sinh trường hoặc chu kì sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống.
* Thức ăn đậm đặc:
- Là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
- Thức ăn đậm đặc:
+ Cung cấp năng lượng, protein, khoáng, vitamin ở dạng đậm đặc.
+ Còn có thể bổ sung thêm kháng sinh và thuốc phòng bệnh.
- Thức ăn hỗn hợp được nghiên cứu và sản xuất cho từng đối tượng vật nuôi, độ tuổi và sức sản xuất.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây