Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 9. EU - Một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới (phần 1) SVIP
I. Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động
1. Quy mô
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ ở các nước Tây Âu.
- Năm 1967, Cộng đồng châu Âu bao gồm 6 thành viên ban đầu là CHLB Đức, Pháp, I-ta-li-a, Hà Lan, Bỉ, Lúc-xăm-bua được thành lập từ sự hợp nhất của Cộng đồng Than và thép châu Âu, Cộng đồng Kinh tế châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.
- Năm 1993, Cộng đồng châu Âu chính thức đổi tên thành Liên minh châu Âu.
- Từ 6 quốc gia thành viên ban đầu, đến nay EU có 27 thành viên chính thức (năm 2022). Trụ sở EU được đặt tại thủ đô Brúc-xen (Bỉ).
2. Mục tiêu
Mục tiêu của EU được thể hiện thông qua Hiệp ước Ma-xtrich năm 1993 và được bổ sung trong Hiệp ước Li-xbon năm 2009 với một số nội dung:
- Thúc đẩy tự do lưu thông (hàng hoá, con người, dịch vụ, vốn) giữa các nước thành viên nhằm hướng đến xây dựng một thị trường thống nhất.
- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các quốc gia thành viên về mọi mặt (kinh tế, pháp luật, an ninh, nội vụ,...).
- Duy trì, phát huy giá trị văn hoá và đảm bảo phúc lợi của công dân các nước thành viên.
- Duy trì hoà bình và đảm bảo an ninh cho các quốc gia thành viên và thế giới.
3. Thể chế hoạt động
Hiện nay, nhiều vấn đề kinh tế và chính trị của các quốc gia thành viên do các cơ quan đầu não của EU quyết định. Các cơ quan đầu não này điều kiển mọi hoạt động của EU. Bảy cơ quan này bao gồm:
- Hội đồng châu Âu.
- Nghị viện châu Âu.
- Uỷ ban Liên minh châu Âu.
- Hội đồng Bộ trưởng EU.
- Toà kiểm toán châu Âu.
- Toà án công lí EU.
- Ngân hàng Trung ương châu Âu.
II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
EU có vị thế quan trọng trong nền kinh tế thế giới, được thể hiện thông qua hoạt động kinh tế và thương mại.
1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
- Sự thành công trong việc tạo ra thị trường chung; đảm bảo sự tự do lưu thông hàng hoá, con người, dịch vụ, tiền vốn của các nước thành viên và sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô đã giúp kinh tế EU phát triển nhanh chóng.
- Hiện nay, EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới với quy mô GDP là 17.088,6 tỉ USD, đứng thứ ba thế giới sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, chiếm 17,8% GDP toàn cầu (năm 2021). EU đứng đầu thế giới về tỉ trọng trị giá xuất khẩu, chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu thế giới (năm 2021).
- EU đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô, chiếm 21,3% sản lượng ô tô trên toàn thế giới; đứng hàng đầu thế giới về công nghiệp hàng không vũ trụ, điện tử - tin học, hoá chất,... Trong lĩnh vực thương mại, EU chiếm khoảng 15% giá trị thương mại hàng hoá của thế giới.
- Đa số các quốc gia thành viên EU có nền kinh tế phát triển. Trong đó, CHLB Đức, Pháp và I-ta-li-a là ba nền kinh tế lớn nhất EU và thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).
2. Trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới
- Nền kinh tế EU phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại nội khối diễn ra mạnh mẽ do EU tập trung loại bỏ các rào cản thuế quan và thực hiện thị trường chung thống nhất giữa các quốc gia thành viên.
- Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu.
Bảng 10.1. Trị giá xuất, nhập khẩu của EU giai đoạn 2000 - 2021
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm | 2000 | 2005 | 2010 | 2015 | 2021 |
Xuất khẩu | 2.591 | 4.458 | 5.865 | 6.382 | 8.670,6 |
Nhập khẩu | 2.535 | 4.271 | 5.633 | 5.789 | 8.016,6 |
(Nguồn: WB, 2022)
+ Hiện nay, EU đang dẫn dầu thế giới về hoạt động thương mại, chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu và chiếm 29,6% trị giá nhập khẩu của thế giới.
+ Các bạn hàng lớn của EU là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, ASEAN,... Đồng thời, EU cũng là bạn hàng lớn của một số nước đang phát triển và dành các ưu đãi về thương mại cho một số nước ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.
+ Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của EU là máy móc, thiết bị, dược phẩm, xe có động cơ, sản phẩm hoá chất, máy tính, điện tử và sản phẩm quang học,...
+ Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy tính, sản phẩm điện tử và quang học, dầu thô và khí tự nhiên, hoá chất và sản phẩm hoá học, máy móc, thiết bị và kim loại cơ bản,...
- EU ủng hộ chính sách tự do thương mại trên toàn cầu. Tuy nhiên, EU cũng thực hiện nhiều chính sách tăng cường phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất và thị trường nội khối như đặt ra mức phạt thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu vào EU có giá thấp hơn so với mức giá ở nước xuất khẩu, trợ giá cho hàng nông sản,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây