Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc SVIP
1. Những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc
- Việc sử dụng nguồn năng lượng mới và những tiến bộ kĩ thuật dẫn đến hình các ngành công nghiệp trên quy mô lớn.
=> 30 năm cuối thế kỉ XIX, xuất hiện các công ti độc quyền kiểm ngành công nghiệp từ sản xuất, phân phối hàng hoá và dịch vụ:
+ Các-ten: Đức.
+ Xanh-đi-ca: Pháp.
+ Tơ-rớt: Mỹ.
- Sự tập trung sản xuất, tập trung nguồn vốn lớn đã dẫn đến sự hình thành những ngân hàng lớn trực tiếp tham gia kinh doanh công nghiệp. Sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp tạo nên tư bản tài chính.
- Hoạt động xuất khẩu tư bản được tư bản tài chính chú trọng: đầu tư sản xuất, kinh doanh ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, cho vay lãi, giành quyền kiểm soát qua thâu tóm cổ phiếu... Do thu được nguồn lợi quá lớn từ xuất khẩu tư bản, các nước tư bản tăng cường cạnh tranh xâm lược thuộc địa.
- Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền, sự ra đời của tư bản tài chính, hoạt động xuất khẩu tư bản và tranh giành thuộc địa... là những dấu hiệu cơ bản đánh dấu chủ nghĩa đế quốc đã ra đời.
Hình 1. Khánh thành kênh đào Xuy-ê do Pháp đào ngày 17-11-1869 (tranh minh hoạ của Tuần báo Phrăng Lét-li (Frank Leslie's Weekly), Mỹ, năm 1870)
2. Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
a. Những chuyển biến lớn về kinh tế
- Sau năm 1870, tốc độ phát triển công nghiệp của Anh, Pháp chậm lại, trong khi Đức và Mỹ liên tục phát triển.
- Các công ty độc quyền kiểm soát các ngành kinh tế trọng yếu: luyện kim, đóng tàu, khai mỏ.
- Giữa thập niên 90 của thế kỉ XIX, công nghiệp Mỹ vươn lên dẫn đầu thế giới, Đức giữ vị trí thứ hai.
- Anh, Pháp mất vị trí bá chủ về sản xuất công nghiệp nhưng là hai nước xuất khẩu tư bản hàng đầu thế giới do có nhiều thuộc địa.
b. Những chuyển biến trong chính sách đối nội, đối ngoại
* Chính sách đối nội:
- Anh:
+ Chế độ quân chủ lập hiến.
+ Quyền lực thuộc về Nghị viện, hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền.
- Đức:
+ Chế độ quân chủ lập hiến.
+ Quyền lực nằm trong tay Hoàng đế và Thủ tướng, vai trò của Quốc hội bị hạn chế.
- Pháp:
+ Sau Chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871) nền Cộng hoà thứ ba được thiết lập nhưng không ổn định.
+ Trong vòn 40 năm (1875 - 1914) nước Pháp 50 lần thay đổi chính phủ.
=> Chính quyền Anh, Pháp, Đức thi hành chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, đàn áp phong trào công nhân.
- Mỹ:
+ Hai đảng Cộng hoà và Dân chủ thay nhau cầm quyền.
+ Chính sách đối nội tập trung chủ yếu vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh, hoà hợp quốc gia, tái thiết đất nước.
+ Chính sách đối với người Mỹ gốc Phi và phụ nữ còn nhiều hạn chế.
* Chính sách đối ngoại: cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các nước đẩy mạnh xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.
- Anh: "đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn" với hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
- Pháp: đến năm 1914, hệ thống thuộc địa đứng thứ hai thế giới.
- Mỹ: ra sức mở rộng hệ thống thuộc địa.
+ Cuối thế kỉ XIX, Mỹ thiết lập ảnh hưởng và quyền kiểm soát ở vùng biển Ca-ri-bê, Phi-líp-pin.
+ Năm 1899: Mỹ tuyên bố "mở cửa", cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các đế quốc ở thị trường Trung Quốc.
- Đức:
+ Thời Thủ tướng Bi-xmác: lập các liên minh cô lập Pháp.
+ Cuối thế kỉ XIX: tăng cường chạy đua vũ trang, công khai đòi dùng vũ lực nhằm chia lại thuộc địa trên thế giới.
Hình 2. Lược đồ các đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây