Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 8. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ Latinh SVIP
I. Vị trí địa lí
1. Lãnh thổ
- Là khu vực rộng lớn, có diện tích khoảng 20 triệu km2, bao gồm Mê-hi-cô, các quốc đảo trong vùng biển Ca-ri-bê, các quốc gia ở eo đất Trung Mỹ và toàn bộ Nam Mỹ.
- Trải dài từ khoảng 33032'B đến 53053'N => Thiên nhiên phân hoá đa dạng và có tính đối xứng qua Xích đạo.
- Là một bộ phận của châu Mỹ, nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác. Nhờ cuộc phát kiến địa lí ở thế kỉ XV, nhiều đợt nhập cư khai phá "Tân thế giới" đã làm cho thành phần dân cư, xã hội ở đây rất đa dạng.
2. Tiếp giáp
- Phía Bắc: giáp với Hoa Kỳ - quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, là thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn đầu tư quan trọng cho các nước trong khu vực Mỹ Latinh.
- Phía Đông, Nam và phía Tây: lần lượt tiếp giáp các biển và đại dương lớn => Thuận lợi cho phát triển kinh tế biển; giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
- Việc xây dựng kênh đào qua eo Pa-na-ma (Panama) đã tăng cường vai trò cầu nối giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình và đất đai
Khu vực Mỹ Latinh đa dạng về địa hình và đất đai.
a. Địa hình
- Các đồng bằng rộng lớn và tương đối bằng phẳng như A-ma-dôn, La-nốt, La Pla-ta, Pam-pa,...
- Các sơn nguyên có địa hình lượn sóng và tương đối bằng phẳng như Mê-hi-cô, Bra-xin, Guy-a-na => Thuận lợi phát triển đồng cỏ chăn nuôi và cây công nghiệp.
- Vùng núi cao An-đét chạy dọc theo phía Tây lãnh thổ với địa hình hiểm trở nhưng có tiềm năng lớn về khoáng sản, thuỷ điện và du lịch. Vùng núi An-đét và quần đảo Ăng-ti thường bị ảnh hưởng bởi các trận động đất, gây thiệt hại về người và tài sản.
- Địa hình có sự phân hoá từ Đông sang Tây => Việc xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối các khu vực thuộc đồng bằng A-ma-dôn và vùng núi An-đét gặp nhiều khó khăn.
b. Đất đai
Đất đai ở khu vực Mỹ Latinh nhìn chung khá đa dạng và màu mỡ.
- Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu ở các đồng bằng rộng lớn => Là điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp.
- Nhóm đất feralit phân bố trên các cao nguyên ở Nam Mỹ => Tạo thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp và đồng cỏ chăn nuôi.
- Các quốc đảo trong vùng biển Ca-ri-bê có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả.
|
|
2. Khí hậu
Do lãnh thổ Mỹ Latinh rộng lớn và trải dài trên nhiều vĩ độ nên khu vực này có nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau.
Phân bố | Đặc điểm, ảnh hưởng | |
Đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo | Quần đảo Ăng-ti, sơn nguyên Guy-a-na, đồng bằng La-nốt và đồng bằng A-ma-dôn. |
- Nhiệt độ nóng quanh năm, lượng mưa lớn. - Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và rừng. |
Đới khí hậu nhiệt đới | Eo đất Trung Mỹ và phía nam đồng bằng A-ma-dôn. |
- Nhiệt độ nóng quanh năm, lượng mưa tăng dần từ Tây sang Đông. - Phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới. |
Đới khí hậu cận nhiệt và ôn đới hải dương | Phía Nam lãnh thổ. |
- Cận nhiệt: mùa hạ nóng, mùa đông ấm. - Ôn đới hải dương: mùa hạ mát, màu đông không quá lạnh. - Thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới. |
Một số nơi khác: - Khí hậu khô hạn: hoang mạc A-ta-ca-ma. - Khí hậu ẩm ướt: đồng bằng A-ma-dôn. - Khí hậu núi cao khắc nghiệt: vùng núi An-đét. ... |
Không thuận lợi cho việc cư trú. | |
Khu vực Trung Mỹ và vùng biển Ca-ri-bê |
- Xuất hiện các thiên tai như bão nhiệt đới kèm theo lũ lụt hàng năm. - Gây ra nhiều thiệt hại cho các quốc gia trong khu vực. |
3. Sông, hồ
a. Sông
- Phân bố:
+ Hệ thống sông ngòi ở khu vực Mỹ Latinh khá phát triển, tập trung chủ yếu ở lục địa Nam Mỹ.
+ Hệ thống sông ở phía Đông dãy An-đét phát triển khá dày đặc, chủ yếu là các sông lớn đổ ra Đại Tây Dương như A-ma-dôn, Pa-ra-na), Xan Phran-xi-xcô.
- Nguồn cung cấp nước:
Nguồn cung cấp nước cho các hệ thống sông chủ yếu là nước mưa => Chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa.
- Thuận lợi, khó khăn:
+ Phần thượng nguồn các con sông có giá trị về mặt thuỷ điện.
+ Phần hạ nguồn có giá trị về giao thông, thuỷ sản và du lịch.
+ Các sông ở phía Tây dãy An-đét và ở eo đất Trung Mỹ chủ yếu là sông ngắn và dốc nhưng có giá trị lớn về thuỷ điện.
+ Tình trạng lũ lụt hàng năm trên các hệ thống sông gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.
b. Hồ
Khu vực Mỹ Latinh có ít hồ, trong đó có một số hồ quan trọng như Ni-ca-ra-goa, Ti-ti-ca-ca,... là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho một số quốc gia trong khu vực.
4. Sinh vật
- Mỹ Latinh có tài nguyên rừng phong phú với diện tích khoảng 9,32 triệu km2 (chiếm khoảng 23,5% diện tích rừng trên thế giới) với nhiều kiểu rừng khác nhau như rừng nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới, rừng thưa và xavan,... Riêng A-ma-dôn là rừng nhiệt đới ẩm lớn nhất thế giới.
- Rừng ở khu vực Mỹ Latinh có tiềm năng rất lớn về kinh tế (cung cấp lâm sản, khai thác du lịch,...) và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, diện tích rừng trong khu vực đang bị suy giảm nhanh do cháy rừng, khai thác gỗ, lấy đất làm nông nghiệp, khai thác khoáng sản,...
- Mỹ Latinh cũng có hệ động vật phong phú với nhiều loại đặc hữu như vẹt Nam Mỹ, lạc đà không bướu, trăn Nam Mỹ,...
5. Khoáng sản
- Mỹ Latinh là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản. Các khoáng sản có trữ lượng lớn như:
+ Sắt chiếm 24% trữ lượng của thế giới, phân bố chủ yếu ở Bra-xin, Vê-nê-du-ê-la.
+ Đồng chiếm 21% trữ lượng của thế giới, phân bố chủ yếu ở Chi-lê.
+ Dầu mỏ và khí tự nhiên chiếm hơn 7% trữ lượng của thế giới, phân bố chủ yếu ở Vê-nê-du-ê-la và vùng biển Ca-ri-bê.
+ Nhiều khoáng sản khác như vàng, bô-xít, chì, kẽm, ni-ken, bạc, man-gan, than,...
=> Đây là cơ sở quan trọng để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, cung cấp nguyên nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác và xuất khẩu.
- Việc khai thác khoáng sản quá mức ở nhiều quốc gia đã làm cho nguồn tài nguyên này đang cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường.
6. Biển
- Khu vực Mỹ Latinh có vùng biển rộng lớn bao gồm vịnh Mê-hi-cô, biển Ca-ri-bê và các biển khác thuộc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
- Tiềm năng phát triển kinh tế:
+ Vùng biển có nhiều ngu trường lớn thuộc các nước Pê-ru, Chi-lê, Ác-hen-ti-na, Bra-xin và vùng biển Ca-ri-bê => Thuận lợi phát triển nghề cá.
+ Bờ biển có nhiều vũng, vịnh nước sâu => Tạo điều kiện xây dựng và phát triển cảng biển.
+ Dọc bờ biển Mỹ Latinh có nhiều bãi biển đẹp => Thuận lợi phát triển du lịch.
+ Vùng thềm lục địa Mỹ Latinh có nhiều dầu mỏ và khí tự nhiên => Nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia trong khu vực.
- Hiện nay, môi trường biển ở khu vực Mỹ Latinh cũng đang gặp phải một số vấn đề cần giải quyết như khai thác thuỷ sản quá mức, ô nhiễm môi trường biển,...
III. Dân cư, xã hội
1. Dân cư
- Quy mô dân số:
+ Mỹ Latinh có số dân khoảng 652 triệu người (năm 2020).
+ Có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia. Bra-xin là quốc gia đông dân nhất với hơn 200 triệu người, Mê-hi-cô đứng thứ hai với trên 100 triệu người, Đô-mi-ni-ca-na, Xen-kít và Nê-vít,... có số dân chỉ vài chục nghìn người.
- Tỉ lệ gia tăng dân số:
+ Thấp, khoảng 0,94% (năm 2020).
+ Có sự chênh lệch giữa các quốc gia như Goa-tê-ma-la 1,9%, Cu-ba 0,04%.
- Cơ cấu dân số:
+ Theo tuổi: có xu hướng già hoá. Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, đạt 67,2% (năm 2020) => Tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thu hút đầu tư nước ngoài.
+ Theo giới: có tỉ lệ khá cân bằng giữa nam và nữ với tỉ lệ nam là 49,2% và nữ là 50,8% (năm 2020). Vấn đề bình đẳng giới trong xã hội vẫn còn nhiều hạn chế, mặc dù được các quốc gia Mỹ Latinh đặc biệt quan tâm.
- Đô thị hoá:
+ Có quá trình đô thị hoá sớm, mức độ đô thị hoá cao trên 81% (năm 2020).
+ Nguyên nhân cơ bản: do người dân ở các vùng nông thôn tập trung vào các thành phố với mong muốn tìm kiếm việc làm có thu nhập cao.
+ Việc tập trung dân cư quá đông vào các đô thị đã hình thành nên các siêu đô thị như Mê-hi-cô Xi-ti, Xao Pao-lô, Ri-ô đê Gia-nê-rô,... gây sức ép lớn đến vấn đề giải quyết việc làm, nhà ở, cơ sở vật chất, vấn đề xã hội (tệ nan, nghè đói,...) và môi trường,...
- Phân bố dân cư:
+ Mật độ dân số trung bình của khu vực là 33 người/km2 (năm 2020).
+ Tập trung đông ở khu vực ven biển, thưa thớt ở các vùng nội địa. Bên cạnh đó, một số quốc gia như Ác-hen-ti-na, Cô-lôm-bi-a, Mê-hi-cô,... có địa hình sơn nguyên, đồi núi nhưng mật độ dân số cao.
- Thành phần dân cư đa dạng, bao gồm:
+ Người bản địa (người Anh-điêng).
+ Người có nguồn gốc châu Âu, chủ yếu là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
+ Người da đen gốc Phi, người gốc Á và người lai.
=> Tạo nên khu vực có nền văn hoá đa dạng.
2. Xã hội
- Những cải cách trong chính sách đã thúc đẩy kinh tế khu vực Mỹ Latinh phát triển. Chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện đáng kể thông qua các chỉ số HDI, tuổi thọ trung bình và tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ, GNI/người.
- Có sự chênh lệch lớn về các chỉ số này ở một số quốc gia. Bên cạnh các quốc gia có chỉ số HDI cao như Chi-lê (0,852), Ác-hen-ti-na (0.840),... còn có những quốc gia có chỉ số HDI thấp như Ha-i-ti (0,540), Hôn-đu-rát (0,621), Goa-tê-ma-la (0,635),...
- Thành phần dân cư của khu vực Mỹ Latinh đa dạng => Có sự kết hợp nhiều nền văn hoá trên thế giới và văn hoá bản địa tạo nên một nền văn hoá có sức hấp dẫn như lễ hội, ẩm thực, ngôn ngữ, công trình kiến trúc,... Đây cũng là khu vực tập trung nhiều di sản văn hoá được UNESCO công nhân.
- Bên cạnh những thành tựu về xã hội, một số quốc gia ở Mỹ Latinh còn những vấn đề tồn tại cần giải quyết như: chênh lệch mức sống, khoảng cách giàu nghèo,.... Vấn đề giảm chênh lệch giàu nghèo, đảm bảo sự công bằng trong khả năng tiếp cận những dịch vụ như y tế, giáo dục,... đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1. Quy mô GDP
- Chiếm khoảng 6% GDP toàn thế giới (năm 2020).
- Giữa các quốc gia trong khu vực, GDP có sự chênh lệch rất lớn. Bra-xin và Mê-hi-cô là hai quốc gia có quy mô GDP trên 1000 tỉ USD, trong khi đó, một số quốc gia có GDP thấp, chỉ vào trăm triệu USD như Đô-mi-ni-ca-na, Xen-kít và Nê-vít,...
- Nền kinh tế khu vực còn phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài:
+ Các quốc gia trong khu vực có tỉ lệ nợ nước ngoài cao so với GDP.
+ Nợ nước ngoài tác động đến kinh tế - xã hội như kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế, khả năng tích luỹ của nền kinh tế thấp, khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, dẫn đến tình trạng khủng hoảng toàn diện về kinh tế - xã hội.
2. Tăng trưởng kinh tế
Bảng 8.1. Tốc độ tăng GDP toàn thế giới, khu vực Mỹ Latinh và Bắc Mỹ, giai đoạn 2005 - 2020
(Đơn vị: %)
Năm | 2005 | 2010 | 2015 | 2018 | 2020 |
Toàn thế giới | 4,0 | 4,5 | 3,0 | 3,3 | -3,3 |
Bắc Mỹ | 3,6 | 2,7 | 2,5 | 2,9 | -3,5 |
Mỹ Latinh | 4,0 | 6,4 | 0,5 | 1,6 | -6,7 |
Tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ Latinh không ổn định. Tình hình chính trị bất ổn, nợ nước ngoài cao ở một số quốc gia, dịch bệnh,... làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế thiếu ổn định.
3. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu GDP khu vực Mỹ Latinh có sự chuyển dịch rõ rệt, với tỉ trọng ngành dịch vụ cao và có xu hướng tăng, chiếm hơn 60% (năm 2020). Một số quốc gia trong khu vực có cơ cấu kinh tế tương đương các nước phát triển như Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Chi-lê,...
4. Các ngành kinh tế nổi bật
a. Công nghiệp
- Đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia Mỹ Latinh.
- Các ngành nổi bật là khai khoáng (dầu khí, đồng, than,...), điện tử - tin học, luyện kim, sản xuất ô tô, chế tạo máy bay,...
- Những quốc gia có ngành phát triển là Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Chi-lê,...
b. Nông nghiệp
- Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
- Các cây trồng chủ yếu là mía đường, đậu tương, chuối, cà phê,...
- Chăn nuôi bò thịt, bò sữa theo hình thức công nghiệp với quy mô lớn, hiện đại.
- Hiện nay, các nước đang chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao để tạo ra các sản phẩm chất lượng, tốt cho sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên.
c. Dịch vụ
- Chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong GDP, thu hút hơn 60% lao động trong khu vực (năm 2020).
- Du lịch được xem là thế mạnh, dựa trên việc khai thác những giá trị về tự nhiên và văn hoá.
- Ngoại thương cũng là ngành đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU,... với các mặt hàng nông sản và các sản phẩm công nghiệp như cà phê, đậu tương, đường, quặng sắt, đồng, dầu mỏ,...
- Ngành giao thông vận tải biển phát triển, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực Mỹ Latinh. Kênh đào Pa-na-ma nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, giúp rút ngắn lộ trình của các chuyến tàu, cắt giảm chi phí, thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế toàn cầu.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây