Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 8. Lao động và việc làm (phần 2) SVIP
II. Sử dụng lao động
1. Theo ngành kinh tế
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cơ cấu lao động ở nước ta cũng chuyển dịch tích cực:
- Tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm.
- Tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng.
CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC HÀNG NĂM PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2021
2000 | 2010 | 2015 | 2021 | |
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản | 65,1 | 48,4 | 43,6 | 29,1 |
Công nghiệp và xây dựng | 13,1 | 20,9 | 23,0 | 33,1 |
Dịch vụ | 21,8 | 30,7 | 33,4 | 37,8 |
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2001, 2011, 2016, 2022)
2. Theo thành phần kinh tế
Quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế và khu vực đã làm thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta:
- Tỉ lệ lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước giảm.
- Tỉ lệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
3. Theo khu vực thành thị và nông thôn
a. Quy mô, cơ cấu
- Bước sang thế kỉ XXI, đô thị hoá khá nhanh, tỉ trọng lực lượng lao động khu vực nông thôn giảm mạnh.
- Nước ta có 18,5 triệu lao động ở khu vực thành thị và 32,1 triệu lao động ở khu vực nông thôn (năm 2021).
- Cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn có xu hướng tăng tỉ lệ lao động thành thị.
b. Chất lượng
- Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ở nông thôn thường thấp hơn ở thành thị (năm 2021, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ở nông thôn là 17,5% và ở thành thị là 41,1%).
- Trình độ lao động ở nông thôn nước ta có xu hướng tăng lên nhờ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn.
III. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT
1. Vấn đề việc làm
a. Vai trò
- Việc làm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Vì vậy, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút mọi thành phần kinh tế đầu tư tạo việc làm.
b. Hiện trạng
Việc làm vẫn là vấn đề kinh tế – xã hội lớn ở nước ta hiện nay.
- Hầu hết lao động nước ta có việc làm, tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm khá thấp.
- Khu vực thành thị thường có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn khu vực nông thôn.
- Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm là vấn đề cần được quan tâm trong phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2021:
+ Tỉ lệ thất nghiệp của nước ta là 3,20%, trong đó thành thị là 4,33% và nông thôn là 2,50%.
+ Tỉ lệ thiếu việc làm của cả nước là 3,10%, trong đó thành thị là 3,33% và nông thôn là 2,96%.
c. Nguyên nhân
- Các việc làm giản đơn còn phổ biến, những việc làm này có năng suất thấp, thu nhập không cao.
- Trong những năm gần đây, việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế đem lại cho người lao động ở nước ta nhiều cơ hội việc làm, nâng cao tay nghề và chất lượng lao động.
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ tạo ra những thay đổi mang tính đột phá về việc làm.
- Sự phát triển của các ngành kinh tế, đa dạng hoá các loại hình sản xuất và sự ra đời của nhiều hoạt động dịch vụ mới đã tạo thêm nhiều việc làm mỗi năm.
2. Hướng giải quyết việc làm
Để đảm bảo đầy đủ việc làm và việc làm có thu nhập cao cho người lao động, nước ta cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:
– Hoàn thiện chính sách, pháp luật về lao động nhằm khuyến khích, hỗ trợ, huy động mọi nguồn lực đầu tư tạo việc làm.
- Đẩy mạnh việc đào tạo, dạy nghề nâng cao chất lượng lao động, bao gồm cả trình độ chuyên môn kĩ thuật, kĩ năng làm việc, tác phong công nghiệp.
- Phát triển hệ thống tư vấn, thông tin về thị trường lao động, việc làm để kết nối thông tin lao động – việc làm nhanh nhất, giao dịch lành mạnh và hiệu quả.
- Xây dựng và thực hiện tốt hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ tích cực để người mất việc sớm trở lại làm việc.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây