Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 8. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi (phần 2) SVIP
III. QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
5. Bón phân
* Bón phân ở thời kì trước khi thu hoạch quả:
- Có nhiều loại phân bón được sử dụng cho cây ăn quả có múi từ 1 – 3 năm tuổi.
- Loại phân bón và liều lượng bón phụ thuộc vào tuổi của cây.
Tuổi cây (năm) |
Lượng phân bón (kg/cây/năm) | |||
Phân hữu cơ | Đạm urea | Super lân | Phân KCI | |
1 | 10 | 0,1 – 0,2 | 0,7 – 1,0 | 0,2 – 0,3 |
2 | 15 | 0,2 – 0,3 | 1,0 - 1,2 | 0,2 – 0,3 |
3 | 30 | 0,3 – 0,5 | 1,2 – 1,5 | 0,3 – 0,5 |
- Bón phân hữu cơ vào các tháng 12 – 1.
- Bón thúc 2 tháng một lần bằng:
+ Phân đạm urea.
+ Super lân.
+ Phân KCl.
=> Để cây phát triển thân, cành, lá và rễ mới.
* Bón phân ở thời kì thu hoạch quả:
- Khi cây đã cho quả nên chia thành 5 lần bón phân trong 1 năm.
Lần | Thời điểm bón phân | Lượng và loại phân bón (kg/cây/năm) |
1 | Sau thu hoạch |
30 – 50 kg phân chuồng; 0,2 kg đạm urea; 3 – 5 kg super lân; 0,3 – 0,5 kg phân KCl. |
2 | Cây xuất hiện nụ |
0,6 kg đạm urea; 0,3 kg phân KCl. |
3 | Quả nhỏ, có đường kính 3 – 5 cm |
0,6 kg đạm urea; 0,4 kg phân KCl. |
4 | Quả phát triển, đường kính đạt 7 – 10 cm, nuôi cành thu | 0,6 kg đạm urea; 0,5 kg phân KCl. |
5 | Quả đạt kích thước tối đa |
0,5 kg phân KCl. |
- Bón bổ sung vôi bột 1 kg/cây/năm sau khi thu hoạch.
- Phun phân vi lượng kết hợp với phun thuốc bảo vệ thực vật 3 – 5 lần/năm.
6. Tưới nước
- Cần tưới:
+ 20 – 30 lít/cây ở giai đoạn cây chưa cho thu hoạch quả.
+ 30 – 50 lít/cây ở giai đoạn cây cho thu hoạch quả.
- Duy trì độ ẩm đất 65 – 80%.
- Mỗi lần tưới cách nhau 2 – 3 ngày.
- Nếu lắp đặt hệ thống tưới phun mưa, cần tưới 20 – 30 phút/lần.
7. Phòng trừ sâu, bệnh
- Sâu hại phổ biến trên cây ăn quả có múi:
+ Nhện đỏ.
+ Sâu vẽ bùa.
+ Rầy chổng cánh.
+ Câu cấu.
- Biện pháp phòng trừ sâu hại:
+ Dùng các loại thuốc có hoạt chất:
-
Đối với nhện đỏ: fenpyroximate, pyridaben.
-
Đối với sâu vẽ bùa, câu cấu: spinosad, imidacloprid.
+ Đối với rầy chổng cánh: sử dụng các loại thuốc như Thiamethoxam, Buprofezin.
+ Ruồi vàng được dùng bẫy, bả dẫn dụ hoặc bao quả từ tháng 7 đến tháng 11.
- Bệnh hại phổ biến:
+ Bệnh loét.
+ Chảy nhựa (chảy gôm).
+ Vàng lá gân xanh.
- Biện pháp phòng trừ bệnh:
+ Sử dụng thuốc gốc kháng sinh như Streptomycin, Bordeaux hoặc Kasuran.
+ Bệnh chảy nhựa dùng Metalaxyl, Propineb.
+ Phòng trừ vàng lá gân xanh cần:
-
Dùng giống sạch bệnh.
-
Phun thuốc trị rầy chổng cánh.
- Chú ý:
+ Tăng cường phòng trừ trong giai đoạn cây xuất hiện nụ đến khi quả phát triển đạt kích thước tối đa.
8. Tỉa cành và tạo tán
- Cây ăn quả có múi thường tạo tán theo hình bán nguyệt.
- Kĩ thuật cắt tỉa và tạo tán cơ bản tương tự như cây xoài.
- Cây đã cho quả:
+ Cắt tỉa lần 1 khi kết thúc thu hoạch.
+ Có thể cắt tỉa cành lần 2 kết hợp với tỉa quả khi cây đã đậu quả ổn định.
9. Điều khiển ra hoa, đậu quả
* Kĩ thuật khoanh vỏ:
- Thúc đẩy cây ra hoa đối với cây sinh trưởng mạnh bằng cách khoanh vỏ cành cấp 1 vào đầu tháng 11 dương lịch ( âm lịch là tuần đầu tiên của tháng 10).
- Dùng dụng cụ khoanh vỏ một vòng xoáy quanh cành, điểm đầu và điểm cuối lệch nhau 1 cm.
- Không thực hiện khoanh cành cây có sức sinh trưởng kém để tránh gây hại cho cây.
- Phun hai lần phân bón giàu lân như monopotassium phosphate.
* Thụ phấn bổ sung:
- Để tăng tỉ lệ đậu quả đối với cây bưởi, cần thụ phấn bổ sung bằng cách dùng chổi lông quét lên nhị và nhụy khi hoa nở rộ.
- Đối với cây ăn quả có múi làm cảnh, việc ghép thêm quả để tăng tính nghệ thuật là cần thiết.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây