Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 7. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn (phần 2) SVIP
III. QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN
5. Bón phân
* Bón phân ở thời kì trước khi thu hoạch quả:
- Loại phân bón và liều lượng bón phụ thuộc vào tuổi của cây.
- Đạm urea, super lân, và phân KCl được hòa vào nước với nồng độ 0,3 – 0,5% và được tưới rộng trên mặt đất trong tán cây.
- Tiến hành bón phân sau mỗi đợt lộc mới, khoảng 4 – 5 lần bón/năm.
Tuổi cây | Lượng phân bón (kg/cây/năm) | |||
Phân hữu cơ | Đạm urea | Super lân | Phân KCI | |
1 | 10 | 0,1 – 0,2 | 0,7 – 1,0 | 0,2 – 0,3 |
2 | 15 | 0,2 – 0,3 | 1,0 - 1,2 | 0,2 – 0,3 |
3 | 30 | 0,3 – 0,5 | 1,2 – 1,5 | 0,3 – 0,5 |
* Bón phân ở thời kì thu hoạch quả:
- Lượng phân bón được chia thành 5 lần bón trong 1 năm:
=> Nhằm tăng hiệu quả sử dụng phân bón và tăng chất lượng quả nhãn.
Lần | Thời điểm bón phân | Lượng và loại phân bón (kg/cây/năm) |
1 | Khi xuất hiện nụ hoa |
0,25 – 0,5 kg đạm urea; 0,25 – 0,3 kg phân KCl |
2 | Khi hoa nở |
0,25 – 0,5 kg đạm urea; 0,25 – 0,3 kg phân KCl |
3 | Khi quả có đường kính 1 – 2 cm |
0,25 – 0,5 kg đạm urea; 0,25 – 0,7 kg phân KCl |
4 | Khi quả vào giai đoạn phát triển thịt quả | 0,25 – 0,7 kg phân KCl |
5 | Sau khi thu hoạch quả |
30 – 50 kg phân chuồng; 2 – 4 kg super lân; 1 – 2 kg đạm urea; 1 – 2 kg KCl |
- Phân hữu cơ và super lân bón xung quanh theo hình chiếu của tán cây với;
+ Chiều rộng 20 – 30 cm.
+ Sâu 10 – 15 cm.
- Phân đạm urea và phân KCl được bón theo hai cách:
+ Cách 1:
-
Hòa loãng phân bón vào nước với nồng độ 0,3 – 0,5%.
-
Tưới rộng trên mặt đất theo hình chiếu tán cây.
+ Cách 2:
- Rắc đều phân rộng trên mặt đất trong tán cây rồi tưới để làm tan phân bón.
6. Tưới nước
- Sau khi trồng, cần duy trì độ ẩm đất ở 70% bằng cách:
+ Tưới nước mỗi lần với lượng 10 – 20 lít/cây cho đến khi cây ra hoa để thu hoạch quả.
+ Tăng lượng nước tưới 30 – 50 lít/cây.
+ Tưới 2 – 3 ngày/lần khi cây ra hoa đến kết thúc thu hoạch.
- Sau mỗi lần bón phân nên tưới nước để làm tan phân bón giúp cây hấp thụ thuận lợi.
7. Phòng trừ sâu, bệnh
- Sâu hại chính trên cây nhãn:
+ Sâu đo.
+ Bọ xít nâu.
+ Rệp.
+ Sâu đục cuống quả.
+ Sâu đục quả.
+ Sâu đục thân.
- Bệnh hại phổ biến trên cây nhãn:
+ Sương mai.
+ Thán thư.
+ Chổi rồng (do nhện lông nhung).
- Các biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp cơ giới:
-
Bắt bọ xít nâu.
-
Cắt bỏ cành sâu, bệnh nghiêm trọng.
+ Biện pháp canh tác:
-
Tăng cường bón phân hữu cơ.
-
Chọn cây giống sạch bệnh.
-
Tỉa cành, tạo tán.
+ Biện pháp sinh học: Sử dụng:
-
Chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh có chứa Bacillus spp., Streptomyces spp., và Trichoderma spp.
-
Chế phẩm chứa nấm xanh, nấm trắng phòng trừ sâu hại.
+ Biện pháp hóa học:
-
Sử dụng thuốc có thành phần thiamethoxam, acetamiprid để diệt sâu đục, rệp.
-
Dùng thuốc gốc đồng, thuốc gốc metalaxyl, hexaconazole, propiconazole để chữa bệnh thán thư.
8. Tỉa cành và tạo tán
- Khi cây con đạt đến độ cao 60 – 70 cm, tiến hành cắt ngọn.
- Khi cây ra mầm mới:
+ Tỉa bớt cành.
+ Chỉ giữ lại 3 – 4 cành khỏe phân bố đều về các hướng để tạo cành cấp 1.
- Khi cành cấp 1 dài 30 – 35 cm:
+ Tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 2.
+ Tiếp tục quy trình này đến hết năm thứ hai hoặc thứ ba.
- Với những cây nhãn ra hoa sau khi trồng 1 – 2 năm:
+ Ngắt bỏ hoa.
=> Để cây tập trung phát triển thân, tán.
- Sau khi thu hoạch quả:
+ Cắt tỉa toàn bộ:
-
Cành tăm.
-
Cành bị sâu bệnh.
-
Cành trong tán.
-
Cành vượt.
-
Cành sát mặt đất.
=> Để cây thông thoáng.
9. Điều khiển ra hoa, đậu quả
* Kĩ thuật hạn chế lộc đông:
- Cần áp dụng các biện pháp hạn chế lộc đông để cây tập trung dinh dưỡng nuôi lộc thu và phân hóa mầm hoa.
- Có 2 cách hạn chế lộc đông:
+ Kĩ thuật hạn chế lộc đông bằng hóa chất:
- Vào cuối tháng 11 hoặc tháng 12 hằng năm, khi lộc đông của một số cây mọc dài 5 – 10 cm, tiến hành phun 1 lần dung dịch Ethrel 400 ppm.
- Sau khi phun 10 – 15 ngày thì lộc khô và rụng đi.
+ Kĩ thuật hạn chế lộc đông bằng khoanh vỏ:
- Tiến hành khoanh vỏ vào tháng 12.
- Khi lộc đã thành thục, chọn những cây sinh trưởng khỏe, dùng dao sắc hoặc dụng cụ chuyên dụng khoanh hết lớp vỏ của cành cấp 1 hoặc cấp 2 với chiều rộng vết khoanh 0,4 – 0,5 cm.
* Kĩ thuật tỉa quả:
- Tỉa bớt quả để quả to, nhiều cùi. Một chùm nhãn chỉ nên để tối đa 30 quả.
- Khi quả có đường kính 0,5 cm, tiến hành tỉa bỏ những quả bị sâu bệnh, quả dị hình.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây