Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (phần I) SVIP
1. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
a) Vị trí địa chiến lược của Việt Nam
- Việt Nam nằm ở Đông Nam Á – khu vực được coi là ngã tư giữa lục địa Á – Âu và châu Đại Dương, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, trên tuyến đường giao thông, giao thương lâu đời và quan trọng giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
- Liền kề Trung Quốc, án ngữ Biển Đông, lại nằm ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, Việt Nam là địa bàn “tiền tiêu” của Đông Nam Á từ phía bắc, là “cửa ngõ” để tiến vào bán đảo Trung – Ấn từ phía đông và Trung Quốc từ phía nam.
- Với vị trí chiến lược nổi bật, trong nhiều thế kỉ, lãnh thổ Việt Nam thường xuyên là đối tượng nhòm ngó, can thiệp hoặc xâm lược của các thế lực bên ngoài. Trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam là địa bàn cạnh tranh địa chính trị, xác lập và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực và trên thế giới.
b) Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
- Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò đặc biệt đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ quốc gia; quyết định sự tồn vong của quốc gia, dân tộc trước các cuộc chiến tranh xâm lược và can thiệp từ bên ngoài.
- Các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có tác động lớn đến quá trình hình thành quốc gia, dân tộc; đến tiến trình lịch sử dân tộc và chính sách quản lí đất nước. Kết quả của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng ảnh hưởng đến tính chất xã hội và công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, văn hoá.
- Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng góp phần khơi dậy và củng cố tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc.
2. Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu
a) Kháng chiến chống quân Nam Hán (938)
- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến của quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển Đông Bắc. Trước đó, tại vùng cửa sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã cho người đóng cọc gỗ đã được vạt nhọn tạo thành bãi cọc ngầm.
=> Trận địa phục kích của quân Ngô Quyền đã khiến quân Nam Hán bị bất ngờ và thất bại nhanh chóng.
b) Kháng chiến chống quân Tống (981)
Đầu năm 981, quân Tống dưới sự chỉ huy của tướng Hầu Nhân Bảo tiến hành xâm lược Đại Cồ Việt. Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Khi tiến vào lãnh thổ Đại Cồ Việt, quân Tống liên tục bị chặn đánh. Nhiều trận chiến lớn đã diễn ra trên sông Lục Đầu, sông Bạch Đằng,...
c) Kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077)
- Tháng 10 - 1075, trước những hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, nhà Lý thực hiện kế sách “Tiên phát chế nhân” (tấn công trước để chế ngự đối phương), bất ngờ tấn công vào châu Ung (Quảng Tây) và châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông). Sau khi rút quân về nước, nhà Lý khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, xây dựng phòng tuyến quy mô lớn ở bờ nam sông Cầu, phía bắc kinh thành Thăng Long.
- Đầu năm 1076, hàng chục vạn quân Tống chia làm hai đạo tiến vào Đại Việt và bị chặn lại ở phòng tuyến bên bờ sông Như Nguyệt (Bắc Ninh ngày nay). Quân Tống nhiều lần tổ chức vượt sông đánh sang phòng tuyến của quân nhà Lý nhưng thất bại. Cuối mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ cho quân vượt sông, tấn công vào doanh trại địch. Quân Tống thiệt hại nặng, “mười phần chết đến năm, sáu”.
- Giữa lúc quân Tống rơi vào tình thế khó khăn, bế tắc, thay vì tiếp tục tấn công tiêu diệt địch, nhà Lý chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách đề nghị giảng hoà. Được mở lối thoát, quân Tống nhanh chóng chấp nhận và rút quân về nước.
d) Ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (1258 – 1288)
• Kháng chiến chống quân Mông Cổ (1258)
- Đầu năm 1258, thực hiện ý đồ đánh chiếm Nam Tống từ phía nam, 3 vạn quân Mông Cổ tràn vào Đại Việt. Nhà Trần chặn đánh địch tại Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) nhưng không thành công.
- Để bảo toàn lực lượng, triều đình nhà Trần rời Thăng Long, nhân dân thực hiện kế “thanh dã” (vườn không nhà trống). Quân Mông Cổ rơi vào tình thế khó khăn, bế tắc. Cuối tháng 1 - 1258, nhà Trần tổ chức phản công và giành thắng lợi lớn ở Đông Bộ Đầu (Hà Nội), buộc quân Mông Cổ phải tháo chạy về nước.
• Kháng chiến chống quân Nguyên (1285)
- Đầu năm 1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy từ phía bắc tràn vào lãnh thổ Đại Việt; ở phía nam, Toa Đô dẫn 10 vạn quân từ Chăm-pa, Thanh Hóa đánh ra.
Trước thế giặc mạnh, nhà Trần buộc phải rời Thăng Long. Dưới sự lãnh đạo của triều đình, nhân dân tiếp tục thực hiện kế "thanh dã", tiến hành chiến tranh du kích. Quân Nguyên từng bước rơi vào khó khăn.
- Giữa năm 1285, dưới sự chỉ huy của Trần Quốc Tuấn, quân nhà Trần tổ chức phản công, giành thắng lợi ở Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên); Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội); Vạn Kiếp (Hải Dương),.... Quân Nguyên thiệt hại nặng nề, Thoát Hoan trốn về nước.
• Kháng chiến chống quân Nguyên (1287 - 1288)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây