Bài học cùng chủ đề
- 1. Phong trào cách mạng giai đoạn 1930 - 1931
- 2. Phong trào cách mạng 1936 - 1939
- 3. Sự chuẩn bị của nhân Việt Nam tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
- 4. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
- Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1931
- Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Phong trào cách mạng 1936 - 1939
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
4. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà SVIP
2. Sự chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong nước
* Cao trào kháng Nhật cứu nước và những hoạt động chuẩn bị cuối cùng cho Tổng khởi nghĩa (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 - 1945)
- Nguyên nhân: tối 9 - 3 - 1945: Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương.
- Chủ trương: ngày 12 - 3 - 1945 Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", phát động cao trào "Kháng Nhật cứu nước".
- Diễn biến chính:
+ Ở khu căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân phối hợp với lực lượng chính trị của quần chúng giải phóng nhiều xã, châu, huyện.
+ Phong trào "Phá kho thóc, giải quyết nạn đói" diễn ra quyết liệt ở Bắc và Bắc Trung Kì.
+ Khởi nghĩa từng phần ở nhiều nơi: Tiên Du (Bắc Ninh), Bần Yên Nhân (Hưng Yên), Ba Tơ (Quảng Ngãi),...
- Những hoạt động chuẩn bị cuối cùng cho Tổng khởi nghĩa:
+ Ngày 15 - 4 - 1945: tại Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì, Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân.
+ Lực lượng vũ trang, nửa vũ trang được phát triển, các căn cứ địa kháng Nhật được xây dựng.
+ Tháng 5 - 1945: Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, trở thành căn cứ địa cho cách mạng cả nước.
3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
a. Diễn biến chính của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
* Bối cảnh lịch sử:
- Ngày 15 - 8 - 1945: Nhật đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang cực độ, thời cơ Tổng khởi nghĩa đã đến.
- Ngày 13 - 8 - 1945: Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố Quân lệnh số 1, phát động Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc.
- Ngày 14 và 15 - 8: Hội nghị Toàn quốc của Đảng họp tại Tâm Trào thông qua kế hoạch lãnh đạo nhân dân tổng khởi nghĩa, quyết định những vấn đề đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền.
- Ngày 16 và 17 - 8: Đại hội Quốc dân được triệu tập đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
* Diễn biến chính:
- Ngày 14 - 8 - 1945: một số cấp bộ Đảng và tổ chức Việt Minh ở nhiều xã, huyện thuộc tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng, Thanh Hoá, Nghệ An... đã phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền.
- Ngày 18 - 8: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền tỉnh lị sớm nhất cả nước.
Hình 1. Nhân dân Hà Nội mí tinh tại quảng trường Nhà hát Lớn (19 - 8 - 1945)
- Ngày 19 - 8: giành chính quyền ở Hà Nội.
- Ngày 23 - 8: giành chính quyền ở Huế.
- Ngày 25 - 8: giành chính quyền ở Sài Gòn.
- Ngày 28 - 8: Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là hai tỉnh cuối cùng giành chính quyền.
- Ngày 30 - 8 - 1945: Vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ quân chủ.
b. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời
- Ngày 25 - 8 - 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng cùng Uỷ ban Dân tộc Giải phóng về đến Hà Nội. Hồ Chí Minh soạn Tuyên ngôn Độc lập, chuẩn bị công việc để Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân.
- Ngày 2 - 9, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Hình 2. Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2 - 9 - 1945
4. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945
a. Nguyên nhân thắng lợi
- Chủ quan:
+ Truyền thống yêu nước của dân tộc.
+ Sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Vai trò to lớn của Mặt trận Việt Minh trong tập hợp lực lượng và chỉ đạo khởi nghĩa.
- Khách quan: chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin và tạo thời cơ cho nhân dân ta tổng khởi nghĩa.
b. Ý nghĩa lịch sử
* Đối với Việt Nam:
- Phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ.
- Mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do dưới chế độ dân chủ cộng hoà.
* Đối với thế giới:
- Góp phần vào thắng lợi chung của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
- Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới, nhất là hai nước Cam-pu-chia và Lào.
Hình 3. Số nhà 48, Hàng Ngang (Hà Nội) - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây