Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng SVIP
1. Thạch quyển
- Thạch quyển gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của manti. Thạch quyển có độ dày khoảng 100 km, được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau.
- Ranh giới bên dưới của thạch quyển tiếp xúc với lớp quánh dẻo của manti, nên các mảng kiến tạo có thể di chuyển, trượt trên đó.
Hình 1: Sơ đồ cấu tạo của thạch quyển
2. Thuyết kiến tạo mảng
- Thuyết kiến tạo mảng đề cập đến sự di chuyển của các mảng kiến tạo (mảng thạch quyển).
- Nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa là do sự chuyển dịch một số mảng kiến tạo của Trái Đất.
Hình 2: Các mảng kiến tạo của thạch quyển
- Trong quá trình hình thành, thạch quyển bị vỡ ra thành các mảng kiến tạo, các mảng này không đứng yên và dịch chuyển trên lớp manti quánh dẻo. Chính sự dịch chuyển này là nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo (hình thành uốn nếp, đứt gãy), động đất, núi lửa. Khi dịch chuyển các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau.
Hình 3: Minh họa hai mảng kiến tạo tách rời nhau và xô vào nhau
+ Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, chúng sẽ bị dồn ép, uốn nếp. Khi hai mảng lục địa xô vào nhau, vỏ lục địa bị nén ép mạnh, có sự hút chìm giữa vỏ lục địa và vỏ lục địa tạo thành các dãy núi lục địa cao đồ sộ. Khi mảng lục địa xô vào mảng đại dương thì do chịu sức ép nên vỏ đại dương bị hút chìm xuống dưới vỏ lục địa tạo thành vực biển sâu và dãy núi cao lục địa.
+ Khi hai mảng kiến tạo tách xa nhau sẽ tạo ra các vết nứt lớn, macma trào lên thành các dãy núi nằm dọc vết nứt, kèm theo hiện tượng động đất núi lửa.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây