Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả SVIP
I. CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC
- Trái Đất tự quay một trục tưởng tượng. Trục này nối liền hai cực của Trái Đất và nghiêng một góc 66033'' trên mặt phẳng quỹ đạo.
- Thời gian Trái Đất quay một vòng quanh trục là khoảng 24 giờ (một ngày, đêm).
Hình 1: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
II. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
1. Sự luân phiên ngày đêm
- Tại một thời điểm xác định, trên Trái Đất có nơi đang là ngày, có nơi là đêm.
- Nguyên nhân
+ Do Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa. Nửa được chiếu sáng gọi là ngày, nửa không được chiếu sáng gọi là đêm.
+ Do Trái Đất tự quanh trục từ tây sang đông nên ở mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
Hình 2: Minh họa sự luân phiên ngày đêm
2. Giờ trên Trái Đất
- Khái niệm
+ Các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến tuyến sẽ có cùng một múi giờ, đó là giờ địa phương hay còn gọi là giờ Mặt Trời.
+ Để tiện thể cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta quy định giờ thống nhất cho từng khu vực, đó được gọi là giờ khu vực.
- Bề mặt Trái Đất được chia làm 24 khu vực giờ khác nhau. Mỗi khu vực giờ là một múi giờ, tương ứng với 150 độ kinh tuyến.
- Múi giờ có đường kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uých ở thủ đô Luân Đôn (Vương Quốc Anh) được chọn làm múi giờ gốc, đó là múi giờ số 0. Giờ tính theo múi giờ gốc làm giờ giao dịch chung trên thế giới gọi là giờ quốc tế, viết tắt là giờ GMT. Múi giờ nằm bên trái múi giờ 0 là giờ muộn hơn giờ quốc tế, còn nằm bên phải là giờ sớm hơn giờ quốc tế.
- Trong thực tế, ranh giới của các múi giờ trên đất liền không trùng với các kinh tuyến. Chúng đã được điều chỉnh để thuận tiện cho việc tính giờ của từng khu vực, từng quốc gia.
Hình 3: Các khu vực giờ trên Trái Đất
3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể di chuyển trên các bề mặt Trái Đất
- Trái Đất tự quay đã sinh ra một lực làm cho các vật thể đang chuyển động trên Trái Đất đều bị lệch so với hướng ban đầu. Lực làm lệch hướng này gọi là lực Cô-ri-ô-lít.
- Hướng lệch của các vật thể chuyển động khác nhau giữa hai bán cầu. So với hướng chuyển động ban đầu, vật thể đang chuyển động sẽ bị lệch về bên phải ở bán cầu Bắc và lệch bên trái ở bán cầu Nam.
Hình 4: Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây