Bài học cùng chủ đề
- Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (phần 1)
- Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (phần 2)
- Luyện tập Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
- Video Bài 5. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (phần 1)
- Video Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (phần 1) SVIP
I. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Tài nguyên đất
a. Sự suy giảm tài nguyên đất
- Năm 2021, tổng diện tích đất tự nhiên nước ta là hơn 33,1 triệu ha, trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 84,5%.
+ Đất phi nông nghiệp: 11,9%.
+ Đất chưa sử dụng: 3,6%.
- Diện tích đất canh tác ở nước ta đang bị thoái hóa ở nhiều nơi, biểu hiện cụ thể như suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, kết von, nhiễm mặn, nhiêm phèn, sạt lở và bị ô nhiễm.
b. Nguyên nhân suy giảm tài nguyên đất
- Tác động của sản xuất và sinh hoạt như: nạn chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, việc lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt,... => Đất bị thoái hóa, ô nhiễm.
- Thiên tai và biến đổi khí hậu.
c. Giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất
Đất là tài nguyên quý giá phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, để sử dụng hợp lí tài nguyên đất cần phải kết hợp đồng bộ các giải pháp sau:
- Nhà nước xây dựng cơ chế chính sách để bảo vệ tài nguyên đất thông qua Luật Đất đai, trong đó có các quy định nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên đất.
- Bảo vệ rừng, trồng rừng vừa giúp chống xói mòn, giữ độ phì và giữ ẩm cho đất, hạn chế quá trình hoang mạc hóa, kết von, đồng thời giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
- Thực hiện các biện pháp canh tác hợp lí đối với khu vực đất dốc như đào hố vảy cá, làm ruộng bậc thang, tiến hành canh tác nông lâm kết hợp.
- Đối với vùng đồng bằng ven biển cần thích ứng với biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan bằng cách:
+ Thau chua, rửa mặn và phát triển mạng lưới thuỷ lợi.
+ Thực hiện các kĩ thuật canh tác hợp lí, xen canh, sử dụng các chế phẩm sinh học và phân bón hữu cơ trong trồng trọt.
+ Củng cố, hoàn thiện các hệ thống đê ven biển, hệ thống công trình thủy lợi để hạn chế tình trạng khô hạn, mặn hóa, phèn hóa.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân về sử dụng hợp lí tài nguyên đất.
2. Tài nguyên sinh vật
a. Sự suy giảm tài nguyên sinh vật:
- Sự suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học.
+ Số lượng cá thể các loài thực vật, động vật hoang dã bị suy giảm nghiêm trọng.
+ Một số loài thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Việc suy giảm số lượng cá thể cộng với suy giảm số lượng loài đã làm suy giảm nguồn gen di truyền.
- Suy giảm đa dạng sinh học:
+ Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh hiện nay còn rất ít, chủ yếu còn lại là hệ sinh thái rừng thứ sinh.
+ Các hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô có nguy cơ suy giảm đáng kể.
b. Nguyên nhân suy giảm tài nguyên sinh vật
- Khai thác sinh vật quá mức trong nhiều năm của con người:
Các hoạt động như đốt rừng làm nương rẫy, du canh du cư, khai thác lâm sản quá mức, đưa chất thải ra môi trường không qua xử lí, sự xâm nhập của các loài ngoại lai xâm hại => Đe doạ sự sinh tồn của nhiều loài sinh vật.
- Do thiên tai.
- Do biến đổi khí hậu.
c. Giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật:
Để sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật ở nước ta cần phải kết hợp đồng bộ các giải pháp sau:
- Thực hiện Luật Đa dạng sinh học và Luật Bảo vệ môi trường do Nhà nước ban hành, trong đó có các quy định nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật.
- Quy hoạch, bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia nhằm bảo vệ và khôi phục một số hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Xử lí các chất thải để bảo vệ môi trường sống cho các loài sinh vật.
- Tăng cường trồng rừng, ngăn chặn nạn phá rừng, cấm săn bắt động vật hoang đã trái phép, không khai thác thuỷ sản quá mức.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân về sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây