Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực SVIP
BÀI 5: CỘNG ĐỒNG ASEAN: TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN HIỆN THỰC
1. Ý TƯỞNG, MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG ASEAN
a) Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN
- Năm 1967, trong Tuyên bố Băng Cốc, các nước thành viên đã nêu mục tiêu xây dựng một cộng đồng hoà bình và thịnh vượng ở Đông Nam Á.
- Năm 1997, ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN được khẳng định nhân dịp kỉ niệm 30 năm ngày thành lập ASEAN.
- Năm 1997, Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai tại Ma-lai-xi-a thông qua văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020.
- Tầm nhìn ASEAN 2020 là văn bản đầu tiên đề xuất ý tưởng xây dựng một cộng đồng ASEAN có nhận thức về các mối quan hệ lịch sử, gắn bó với nhau trong một bản sắc, cùng nhau giữ gìn hoà bình, hướng tới ổn định, tương trợ, hợp tác phát triển phồn vinh, tăng cường vị thế ASEAN trên trường quốc tế.
Hình 1. Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức tại Ma-lai-xi-a (15-12-1997)
b) Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng một tổ chức hợp tác liên chính phủ có liên kết sâu rộng, dựa trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN.
- Cộng đồng ASEAN được hình thành dựa trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hoá - Xã hội.
c) Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN
- Xây dựng mô hình và cơ sở pháp lí cho Cộng đồng ASEAN thông qua Tuyên bố Ba-li II (2003) và Hiến chương ASEAN (2007).
- Giai đoạn 2009 - 2015:
+ Nhiều biện pháp tích cực được triển khai nhằm chuẩn bị cho sự thành lập Cộng đồng ASEAN.
+ Ngày 22 - 11 - 2015, các nhà lãnh đạo ASEAN kí Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.
- Ngày 31 - 12 - 2015, Cộng đồng ASEAN chính thức có hiệu lực.
Hình 2. Thủ tướng Malaysia Najib Tun Abdul Razak trao các văn kiện liên quan về việc thành lập Cộng đồng ASEAN cho Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh
2. BA TRỤ CỘT CỦA CỘNG ĐỒNG ASEAN
a) Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC)
- Là khuôn khổ hợp tác chính trị - an ninh toàn diện nhằm xây dựng một môi trường hoà bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á.
- Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của ASEAN là: đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực, thúc đẩy hoà bình, ổn định và hợp tác khu vực.
Hình 3. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 diễn ra tháng 11-2015 tại Ma-lai-xi-a
b) Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)
- Nội dung chính của Cộng đồng Kinh tế ASEAN:
+ Tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất chung, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề.
+ Xây dựng khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao, năng động, phát triển đồng đều, hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.
c) Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN
- Là khuôn khổ hợp tác hướng tới xây dựng một ASEAN lấy con người làm trung tâm và có trách nhiệm xã hội, xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN bằng cách tạo dựng bản sắc chung, xây dựng một xã hội chia sẻ, đùm bọc, hoà thuận và rộng mở.
- Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Văn hoá - Xã hội gồm:
+ Phát triển con người.
+ Phúc lợi và bảo hiểm xã hội.
+ Các quyền và bình đẳng xã hội.
+ Bảo đảm bền vững môi trường.
+ Tạo dựng bản sắc ASEAN.
+ Thu hẹp khoảng cách phát triển.
Hình 4. Trang phục truyền thống của các nước ASEAN tại Triển lãm Trang phục truyền thống các nước ASEAN 2020
3. CỘNG ĐỒNG ASEAN SAU NĂM 2015
a) Tầm nhìn ASEAN sau năm 2015
- Ngày 21-11-2015, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 27 ở Cua-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), ASEAN thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
- Tháng 11-2020, ASEAN triển khai soạn thảo Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, hướng tới thúc đẩy hợp tác và hội nhập ngày càng chặt chẽ hơn trên các trụ cột AEC, APSC, ASCC.
Hình 5. Các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43
b) Những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN
* Thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN
- Thách thức an ninh đến từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, thay đổi cấu trúc địa - chính trị vùng châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và toàn cầu nói chung.
- Sự đa dạng của các nước thành viên về chế độ chính trị, tôn giáo; khoảng cách về phát triển kinh tế giữa các nước.
- Nguy cơ chia rẽ của ASEAN về các vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt là khi ASEAN vận hành dựa trên nguyên tắc đồng thuận.
- Thách thức an ninh phi truyền thống gia tăng, như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh,… đe doạ môi trường hoà bình, an ninh, ổn định để phát triển của cộng đồng ASEAN.
* Triển vọng của Cộng đồng ASEAN
- Sự vươn lên của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á.
- Cộng đồng ASEAN đang ngày càng hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế hợp tác và đạt được nhiều thành tựu.
- Đông Nam Á đã trở thành khu vực phát triển năng động, thịng vượng mới của thế giới.
- Vị thế của ASEAN ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây