Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Điều hòa môi trường trong của cơ thể SVIP
1. Khái niệm môi trường trong và cân bằng môi trường trong của cơ thể
➤ Tìm hiểu khái niệm môi trường trong của cơ thể
Môi trường trong của cơ thể là môi trường các tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất.
➤ Tìm hiểu khái niệm cân bằng môi trường trong của cơ thể
Môi trường trong của cơ thể có sự ổn định tương đối về tính chất vật lí và hoá học. Môi trường trong của cơ thể có mối liên hệ mật thiết giữa các cơ quan và có khả năng tự điều chỉnh để đảm bảo cho cơ thể sinh vật luôn ổn định.
2. Vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong của cơ thể
➤ Tìm hiểu vai trò của cân bằng môi trường trong
Cân bằng môi trường trong đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường. Khi điều kiện vật lí, hoá học của môi trường bị biến đổi, làm mất cân bằng nội môi dẫn đến rối loạn hoạt động của các tế bào, các cơ quan gây bệnh, tật hoặc tử vong.
Một số ví dụ điều hoà các chất của môi trường trong của cơ thể:
- Điều hoà glucose: Khi glucose tăng → insulin được tiết ra để biến đổi glucose thành glycogen; khi glucose giảm → glucagon được tiết ra để biến đổi glycogen dự trữ thành glucose.
- Điều hoà áp suất thẩm thấu: Khi muối trong máu giảm → tăng hấp thụ muối từ thận. Ngược lại khi cơ thể thừa muối → cơ thể sẽ uống nhiều nước → muối dư thừa sẽ được thải ra ngoài qua nước tiểu.
- Điều hoà pH nội môi: pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, hoạt động của phổi và thận. Hệ đệm có khả năng làm thay đổi tính chất hoá học của các chất trong môi trường.
- Điều hòa lượng urea trong cơ thể: Urea là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hoá các thức ăn giàu đạm từ quá trình phân huỷ các chất trong tế bào, urea được tích luỹ trong gan sau đó chuyển về máu và được lọc qua thận. Tuy nhiên, khi lượng đạm trong thức ăn quá lớn hoặc bài tiết urea giảm khiến nồng độ urea trong cơ thể tăng cao, lâu dài ảnh hưởng đến hoạt động của thận.
- Điều hoà lượng uric acid trong cơ thể: Trong cơ thể người, uric acid có nguồn gốc từ các tế bào bị phân hủy và thức ăn. Uric acid được duy trì với mức độ ổn định ở thận trong quá trình tiêu hoá, sau đó thận đào thải qua đường nước tiểu. Khi nguồn tạo uric acid tăng lên đột ngột hoặc sự đào thải ở thận kém sẽ khiến lượng uric acid trong máu tăng cao gây ra bệnh Gout.
3. Tìm hiểu kết quả xét nghiệm nồng độ đường và uric acid trong máu
➤ Tìm hiểu cách đọc thông tin kết quả xét nghiệm nồng độ đường trong máu
Xét nghiệm đường máu hay còn gọi là xét nghiệm đường huyết là xác định chỉ số glucose trong máu, chỉ số này cho biết nồng độ hoặc tỉ lệ đường glucose có trong máu. Từ đó, có thể xác định mức độ mắc bệnh tiểu đường của một người nào đó.
Thời điểm đo | Các chỉ số người bị bệnh |
Đo vào sáng sớm, lúc cơ thể đói và chưa ăn, uống gì | > 11,1 % |
Thời điểm khám sức khoẻ định kì hoặc nghi ngờ mắc đái tháo đường vì bệnh nhân có một trong các dấu hiệu của tăng nồng độ glucose máu như: Tiểu nhiều, mệt mỏi, mờ mắt, nhiễm trùng lâu lành | ≥ 6,5 % |
➤ Tìm hiểu cách đọc thông tin kết quả xét nghiệm nồng độ uric acid trong máu
Uric acid là chất hữu cơ được sản sinh trong quá trình chuyển hoá các chất trong cơ thể, ngoài ra uric acid cũng được tổng hợp phần lớn tại gan.
Thông qua xét nghiệm, nồng độ uric acid trong máu là một thông số quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh Gout. Chỉ số uric acid thể hiện nồng độ uric acid trong 1 lít máu, chỉ số này khác nhau ở nam và nữ giới.
Chỉ số uric acid | Nam | Nữ |
Bình thường | 208 - 428 μmol/L | 154 - 357 μmol/L |
Thấp | < 208 μmol/L | < 154 μmol/L |
Cao | > 428 μmol/L | > 357 μmol/L |
1. Môi trường trong của cơ thể là môi trường tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất, bao gồm máu, bạch huyết và nước mô.
2. Cân bằng môi trường trong của cơ thể là sự duy trì ổn định các điều kiện vật lí, hóa học môi trường trong của cơ thể thông qua các cơ chế điều hòa cân bằng khác nhau.
3. Cân bằng môi trường trong đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường, giúp cho động vật tồn tại và phát triển.
4. Chỉ số glucose trong máu cho biết nồng độ hoặc tỉ lệ đường glucose có trong 1 lít máu. Chỉ số uric acid cho biết nồng độ uric acid có trong 1 lít máu. Người ta thường dựa vào tỉ lệ đường glucose hoặc chỉ số uric acid trong máu để đánh giá mức độ mắc bệnh của một người.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây