Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 4. Quy trình lựa chọn nghề nghiệp SVIP
I. MỘT SỐ LÍ THUYẾT CƠ BẢN VỀ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP
1. Lí thuyết mật mã Holland
* Được xây dựng trên nền tảng lí thuyết đặc tính nghề nghiệp của John Lewis Holland (1919 – 2008).
* Những luận điểm cơ bản:
- Người chọn được nghề phù hợp với tính cách sẽ:
+ Dễ thích ứng.
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Đạt thành công và hài lòng với nghề.
- Thiên hướng nghề nghiệp biểu hiện tính cách, phân loại thành sáu kiểu:
+ Nhóm kĩ thuật.
+ Nhóm nghiên cứu.
+ Nhóm nghệ thuật.
+ Nhóm xã hội.
+ Nhóm quản lí.
+ Nhóm nghiệp vụ.
- Trong thực tế, tính cách đa dạng thường kết hợp hai hay ba nhóm khác nhau.
* Ý nghĩa trong việc chọn nghề:
- Giúp người đọc tìm hiểu và nhận thức rõ đặc điểm tính cách bản thân, sau đó đối chiếu với môi trường làm việc tương ứng.
=> Là cơ sở để định hướng chọn nghề nghiệp hay ngành học tương lai.
2. Lí thuyết cây nghề nghiệp
* Là một trong những lí thuyết cơ bản nhất dùng cho công tác hướng nghiệp cho học sinh.
* Chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa thành công trong nghề nghiệp với:
- Năng lực.
- Cá tính.
- Khả năng.
- Giá trị nghề nghiệp của cá nhân.
* Nội dung cơ bản:
Gồm 2 bộ phận:
- Phần rễ thể hiện:
+ Cá tính.
+ Sở thích.
+ Khả năng.
+ Giá trị nghề nghiệp của mỗi cá nhân
- Phần quả thể hiện những mong muốn của con người đối với nghề nghiệp:
+ Cơ hội việc làm.
+ Môi trường làm việc tốt.
+ Lương cao.
+ Công việc ổn định.
+ Được nhiều người tôn trọng.
- Lựa chọn nghề nghiệp phải phù hợp với "gốc rễ" (sở thích, khả năng, giá trị) để đạt:
+ Thành công.
+ Sự hài lòng trong công việc.
- Hiểu rõ bản thân giúp:
+ Chọn nghề phù hợp với "gốc rễ" .
+ Tránh sai lầm khi chọn nghề chỉ dựa vào "quả" một cách cảm tính và thiếu căn cứ.
II. CÁC BƯỚC TRONG QUY TRÌNH LỰA CHỌN NGHỀ
1. Bước 1: Đánh giá bản thân
- Xác định sở thích, năng lực, tính cách, mong muốn và giá trị nghề nghiệp.
- Sử dụng các bài trắc nghiệm nghề nghiệp; tham khảo ý kiến thầy cô, người thân.
- Trải nghiệm các công việc khác nhau để hiểu rõ hơn về bản thân.
2. Bước 2: Tìm hiểu thị trường lao động
- Lập danh sách ngành nghề quan tâm.
- Tìm hiểu nhu cầu xã hội, yêu cầu công việc, vị trí việc làm, nhiệm vụ, thu nhập.
3. Bước 3: Ra quyết định
- So sánh, đối chiếu thông tin từ bước 1 và 2.
- Quyết định nghề phù hợp dựa trên sự cân nhắc kĩ lưỡng giữa các yếu tố cá nhân và thị trường.
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA BẢN THÂN TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ
1. Yếu tố chủ quan
a. Năng lực
- Ảnh hưởng tới khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
- Phải xem bản thân có đáp ứng được các yêu cầu nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ hay không (sức khỏe, khả năng chịu đựng, không mắc bệnh…).
b. Sở thích
- Tăng động lực phát triển nghề nghiệp.
- Chọn nghề phù hợp với sở thích sẽ giúp làm việc hiệu quả và gắn bó lâu dài.
c. Cá tính
- Ảnh hưởng đến việc thích ứng với môi trường làm việc.
- Nghề nghiệp cần có sự phù hợp với cá tính để phát huy khả năng, tránh áp lực tâm lí.
2. Yếu tố khách quan
a. Nhà trường
- Cung cấp thông tin qua bài giảng, hoạt động trải nghiệm và các chuyên đề hướng nghiệp.
- Giúp học sinh xác định đúng hướng nghề nghiệp.
b. Gia đình
- Ảnh hưởng từ điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, sự quan tâm, định hướng của cha mẹ.
- Truyền thống nghề nghiệp gia đình và sự thành công của người thân ảnh hưởng lớn đến lựa chọn nghề.
c. Xã hội
- Thay đổi của thị trường lao động, định kiến xã hội, trào lưu công nghệ ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp.
- Định hướng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu xã hội và thị trường lao động.
d. Nhóm bạn
- Lời khuyên và xu hướng từ bạn bè là nguồn thông tin tham khảo quan trọng.
- Tuy nhiên, nguy cơ lựa chọn nhầm nghề là rất cao nếu dựa hoàn toàn vào lời khuyên, chạy theo phong trào của bạn bè khi chọn nghề.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây