Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 4. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn (Phần 1) SVIP
I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH
1. Đặc điểm thực vật học
* Tên gọi: Dimocarpus longan Lour.
* Thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).
* Là một trong những loại cây ăn quả chủ lực của nước ta.
* Các đặc điểm thực vật học chính:
a. Bộ rễ
- Rễ nhãn ăn rất sâu và rộng.
- Ở những vùng đất tơi xốp, rễ có thể:
+ Ăn sâu từ 4 m đến 5 m.
+ Ăn rộng hơn so với tán từ 1 lần đến 3 lần.
- Rễ tơ tập trung chủ yếu ở:
+ Khu vực phân chiều của tán.
+ Tầng sâu khoảng 0 - 50 cm.
b. Thân, cành
- Cây nhãn là cây thân gỗ, nhiều cành.
- Cây trưởng thành có thể cao từ 10 m - 15 m, đường kính thân từ 8 m - 10 m.
- Trong một năm:
+ Nhãn có thể ra từ 3 - 5 đợt cành.
+ Chia ra 3 đợt chính là cành xuân, cành hè và cành thu.
- Khi trồng cần căn cứ vào đường kính tán của từng giống.
=> Để bố trí khoảng cách trồng phù hợp.
c. Lá
- Lá kép lông chim, mọc so le, xanh quanh năm.
- Mỗi lá dài khoảng 15 – 25 cm, có từ 6 đến 10 lá chét ở bên.
- Các lá non mới mọc:
+ Có màu đỏ tím hồng.
+ Dần chuyển sang màu xanh khi lá trưởng thành.
d. Hoa
- Hoa nhỏ:
+ Màu vàng lục đến hơi nâu.
+ Mọc thành chùm ở đầu cành hay nách lá.
- Cây nhãn có ba loại hoa: hoa cái, hoa đực và hoa lưỡng tính.
- Số lượng hoa đực thường lớn hơn rất nhiều so với hoa cái và hoa lưỡng tính.
e. Quả
- Được hình thành chủ yếu từ hoa cái.
- Có hình tròn.
- Vỏ ngoài nhẵn.
- Có màu vàng tươi đến vàng xám tùy theo giống.
- Hạt màu đen.
- Thịt quả:
+ Màu trắng đục.
+ Tỉ lệ thịt (cùi) chiếm từ 25% - 65% khối lượng quả tùy theo từng giống.
2. Yêu cầu ngoại cảnh
a. Nhiệt độ
- Cây nhãn là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
- Nhiệt độ thích hợp cho cây nhãn sinh trưởng, phát triển là từ 21°C - 27°C.
- Miền Bắc:
+ Giống nhãn có nguồn gốc á nhiệt đới.
+ Cần có nhiệt độ thấp dưới 10°C từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
=> Cây phân hóa mầm hoa tốt.
- Miền Nam:
+ Giống nhãn có nguồn gốc nhiệt đới.
+ Cần một mùa đông ngắn với nhiệt độ từ 17°C - 22°C trong 8 đến 10 tuần.
=> Kích thích sự ra hoa.
b. Lượng mưa và độ ẩm
- Nhãn ưa ẩm nhưng không chịu úng, nhạy cảm với việc ngập nước kéo dài.
- Lượng mưa thích hợp: 1 200 - 1 600 mm/năm.
- Độ ẩm không khí: 70% - 90%.
- Cần nhiều nước trong thời kì ra hoa và sinh trưởng của quả.
- Cần ít nước trong thời kì quả chín.
- Thời kì nở hoa:
+ Mưa nhiều ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh của hoa.
=> Tỉ lệ đậu quả thấp.
c. Ánh sáng
- Nhãn ưa sáng, ánh sáng chiếu trực tiếp giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
- Miền Bắc: Giống nhãn không thích hợp với ánh sáng cường độ mạnh.
- Miền Nam:
+ Giống nhãn nếu bị rợp bóng sẽ cho ít quả.
+ Những cành nhận đầy đủ ánh sáng ra hoa, đậu quả tốt.
d. Đất trồng
- Nhãn có thể trồng trên nhiều loại đất kể cả đất nhiễm mặn.
- Đất thích hợp:
+ Đất cát, cát pha.
+ Đất phù sa ven sông.
+ Độ pH từ 5,5 đến 6,4.
e. Gió
- Nhãn là cây giao phấn.
=> Gió có tác dụng hỗ trợ thụ phấn, thụ tinh.
- Gió to làm rụng hoa, quả, gãy cành, đổ cây.
=> Để hạn chế tác động của gió:
+ Trồng cây chắn gió thích hợp cho vườn nhãn.
+ Cắt tỉa thường xuyên để:
-
Tạo độ thông thoáng.
-
Khống chế chiều cao của cây.
II. QUY TRÌNH KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Kĩ thuật trồng
a. Thời vụ
* Thời vụ trồng nhãn tốt nhất là vào mùa mưa.
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: từ tháng 6 đến tháng 7.
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: từ tháng 8 đến tháng 9.
- Miền Bắc:
+ Vụ xuân (tháng 2 đến tháng 4).
+ Vụ thu (tháng 8 đến tháng 10).
b. Khoảng cách
- Khoảng cách trồng phù hợp: cây cách cây và hàng cách hàng từ 6 m đến 7 m.
- Mật độ khoảng 280 cây/ha.
c. Chuẩn bị hố trồng
- Đào hố bằng dụng cụ thích hợp (xẻng, thuổng, cuốc,...).
- Trộn đều phân đất đã đào với toàn bộ lượng phân bón lót, sau đó lấp trở lại hố trồng.
- Kích thước hố và lượng phân bón lót được chuẩn bị theo bảng.
d. Trồng cây
- Tạo một hố nhỏ chính giữa hố trồng:
+ Xé bỏ túi bầu và đặt cây xuống.
+ Lấp đất cao hơn mặt bầu từ 2 cm - 3 cm.
+ Dùng tay nén chặt xung quanh gốc cây.
- Vun đất mặt vào quanh gốc cây tạo thành ụ hình lòng chảo.
- Cắm cọc chống và dùng dây mềm buộc cố định cây.
- Phủ gốc bằng xác thực vật khô và tưới đẫm nước xung quanh gốc cây.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây