Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 30: Thực hành: Tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên địa phương SVIP
1. Gợi ý một số nội dung
Chọn một trong các nội dung sau đây:
a. Nội dung 1: Nguồn lợi tự nhiên ở địa phương
- Tài nguyên đất
- Tài nguyên sinh vật
- Tài nguyên khoáng sản
- Tài nguyên nước,...
- Vai trò của nguồn lợi tự nhiên đến đời sống và sản xuất
b. Nội dung 2: Ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm nước
- Ô nhiễm đất
- Hậu quả và biện pháp khắc phục
c. Nội dung 3: Thiên tai và phòng chống thiên tai
- Các thiên tai: bão lũ, hạn hán, trượt lở đất, xâm nhập mặn,...
- Các biện pháp phòng chống thiên tai ở địa phương
d. Nội dung 4: Bảo vệ thiên nhiên
- Sử dụng tài nguyên hợp lí
- Cải tạo thiên nhiên: đất, nước, không khí…
2. Cách thức tiến hành
a. Thành lập nhóm và lựa chọn nội dung
b. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
c. Xác định thời gian và địa điểm tham quan ở địa phương
d. Thu thập và xử lí tài liệu
- Thu thập tài liệu qua sách vở, mạng internet, cơ quan quản lí vấn đề ở địa phương.
- Tham quan, tìm hiểu thực tế địa phương.
- Tìm hiểu qua người dân địa phương (phương pháp xã hội học).
- Phân tích, tổng hợp, so sánh các kết quả đã tìm hiểu được.
đ. Viết báo cáo và trình bày
- Viết báo cáo: từ các tài liệu đã có, viết báo cáo theo gợi ý (nên viết ngắn gọn, súc tích):
+ Nêu ý nghĩa của việc tìm hiểu môi trường.
+ Nêu hiện trạng và nguyên nhân.
+ Một số giải pháp.
- Phân công người báo cáo trước lớp.
- Chuẩn bị nội dung kèm theo tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ,...
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội
* Thực trạng:
- Với sự phục hồi của các hoạt động kinh tế sau thời kỳ đại dịch covid-19. Các nhà máy, xí nghiệp mở cửa trở lại, xe cộ tấp nập đổ ra đường như những ngày bình thường. Và như một điều đương nhiên,tình trạng ô nhiễm trong năm 2022 cũng từ đó mà tăng so với năm 2021. Tuy nhiên, khi so sánh với giai đoạn 2018-2019, mức độ ô nhiễm cho tới thời điểm cuối năm vẫn chưa cho thấy dấu hiệu có thể vượt qua.
- Các chỉ số bụi mịn, AQI vẫn đang tăng lên, đặc biệt là trong giai đoạn cuối năm, các chỉ số này dự đoán sẽ tăng nhanh một cách chóng mặt. Bên cạnh đó là dấu hiệu của tình trạng nóng lên toàn cầu đang ngày càng rõ rệt hơn. Mùa đông tại các tỉnh miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng đang đến chậm hơn thông thường. Cho đến những ngày đầu của tháng 12, Hà Nội mới bắt đầu đón những đợt không khí lạnh đầu tiên trong năm. Và theo dự đoán, những đợt không khí lạnh sẽ sớm rời đi, thay vào đó là khí hậu nóng ẩm như thường lệ.
* Nguyên nhân gây ô nhiễm
- Ô nhiễm từ bụi, gió: Gió là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường không khí, khi mà các bụi, chất độc hay mùi hôi thối bị gió đẩy đi hàng trăm kilômét. Điều này làm lan truyền ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sinh, thực vật và con người.
-
Hoạt động sản xuất công, nông nghiệp: Đây là nguyên nhân chính, gây nhức nhối cho cộng đồng và nhà nước, không riêng gì Việt Nam mà rất nhiều các nước đang phát triển điều vướng phải tình trạng này. Khói bụi từ các ống xả của nhà máy, xí nghiệp trong những khu công nghiệp làm đen ngòm một khoảng trời. Chúng thải ra các khí Co2, Co, SO2, Nox cùng một số chất hữu cơ khác, với nồng độ cực cao.
-
Giao thông vận tải: Nguyên nhân này chỉ đứng sau hoạt động công nghiệp, khi mà lượng khí thải từ các phương tiện giao thông xả ra môi trường rất lớn.Theo báo cáo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) năm 2018 giao thông vận tải đóng góp 24,34% lượng Carbon mỗi năm.
-
Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng: Các hoạt động xây dựng cao ốc, chung cư cao tầng hay cầu đường luôn luôn mang đến sự ô nhiễm môi trường không khí nặng nề. Tiêu điểm là ở Hà Nội vào những ngày giữa tháng 12/2020 bụi mịn bao phủ hoàn toàn Hà Nội, làm giảm tầm nhìn và ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người dân.
-
Thu gom xử lý rác thải: Việc rác thải được thải ra quá nhiều khiến cho các khu tập kết rác không xử lý được hết khiến cho mùi hôi thối bốc ra. Hay các phương pháp xử lý thủ công như đốt khiến cho không khí bị ô nhiễm trầm trọng.
* Biện pháp bảo vệ môi trường không khí
- Trồng cây xanh, phủ xanh đồi núi để hấp thụ CO2 cũng như các chất độc hại.
- Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, giảm lượng khí thải thải ra mỗi ngày.
- Đô thị hóa đúng cách, hạn chế các bụi mịn PM 2.5.
- Xử lý khí thải trước khi xả ra môi trường.
- Không vứt rác bừa bãi.
- Ứng dụng công nghệ xanh vào việc xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi.
- Hạn chế sử dụng các hóa chất trong nông, lâm nghiệp.
- Cấm các loại xe đã hết hạn, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải lưu thông.
- Tuyên truyền, vận động người dân để mọi người hiểu thêm về tác hại của ô nhiễm môi trường không khí.
- Xử lý rác thải đúng cách.
- Hạn chế sử dụng các vật liệu đốt không thân thiện với môi trường
- Sử dụng các thiết bị giúp tiết kiệm điện, không thải độc ra môi trường.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây