Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 3. Thực hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp giâm cành SVIP
I. VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ THỜI VỤ GIÂM CÀNH
1. Vật liệu và dụng cụ
- Chọn loại cây ăn quả:
+ Đã trưởng thành.
+ Có sẵn ở địa phương.
=> Ví dụ: cây thanh long, chanh, quất, chuối, dứa,...
- Giá thể (luống cát hoặc bầu đất):
+ Tạo luống giâm cành bằng cát, chiều cao khoảng 30 cm, rộng 60 – 80 cm.
+ Đóng bầu giâm cành:
-
Kích thước chiều dài × chiều rộng là 20 cm × 15 cm.
-
Với giá thể trộn đều gồm đất và xơ dừa theo tỉ lệ 80 : 20 hoặc 100% xơ dừa đã xử lí.
- Thuốc trừ nấm phổ rộng có hoạt chất như Benomyl, Metalaxyl và Mancozeb.
- Chất kích thích ra rễ.
- Kéo cắt cành, dao, găng tay, xẻng.
2. Thời vụ giâm cành
- Miền Nam: giâm cành quanh năm.
- Miền Bắc: không nên giâm cành vào mùa đông.
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
* Bước 1.Chọn cành giâm:
- Chọn cành đã trưởng thành:
+ Lá có màu xanh đậm.
+ Không mang chồi non, nụ hoa hoặc quả.
- Chọn cành ở ngoài tán và không bị sâu, bệnh.
* Bước 2. Cắt đoạn cành giâm:
- Đối với cây ăn quả thân gỗ như cây chanh, quất:
+ Cắt đoạn cành giâm:
-
Có ít nhất 2 mắt ngủ.
-
Chiều dài khoảng 10 – 20 cm tùy vào loại cây.
+ Cắt vát đoạn cành giâm tạo góc 30 – 45°.
- Đối với cây ăn quả thân mềm như cây thanh long:
+ Chọn đoạn cành giâm Có kích thước khoảng 30 – 50 cm.
+ Cắt gốc cành giảm khoảng 3 – 5 cm, sâu vào tận lõi gỗ, loại bỏ phần vỏ xanh mềm.
- Đối với cây chuối và dứa:
+ Cắt thân (là phần củ liền với chuối) thành các phần có vỏ thân chứa mầm ngủ với chiều rộng và dài khoảng 3 – 5 cm.
- Chú ý: Vết cắt phẳng, thao tác dứt khoát để không gây bầm dập phần vỏ khác.
* Bước 3. Xử lí cành giâm:
- Nhúng phần cắt vào thuốc trừ nấm để khử trùng.
+ Thuốc trừ nấm pha theo hướng dẫn trên nhãn bao bì.
+ Có thể nhúng thêm vào chất kích thích ra rễ để cành nhanh mọc rễ mới.
- Làm khô vết cắt:
+ Xếp cành đã có lõi nhúng thuốc vào nơi khô ráo, thoáng, che bóng mát.
+ Che mưa trong 3 – 5 ngày để vết cắt khô lại.
* Bước 4. Cắm cành giâm:
- Cắm phần gốc ngập sâu 1/3 chiều dài cành.
- Cắm cách nhau 10 – 15 cm trong giá thể cát hoặc trong bầu.
* Bước 5. Chăm sóc cành giâm:
- Giá thể cần duy trì độ ẩm 70 – 80% bằng cách 1 – 3 ngày phun nước 1 lần.
- Chú ý:
+ Luống, bầu giâm cành cần môi trường thoáng, kín gió, không bị ngập úng khi mưa, có giàn che mưa và che nắng. Có thể tận dụng những nơi đón tia cây to.
+ Sau khi giâm khoảng 20 – 25 ngày, cành giâm được đem trồng khi đạt tiêu chuẩn: đã ra rễ, không bị thối hỏng.
III. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
1. Sản phẩm
- Cành được cắm chắc chắn và sát gần nhau.
- Giá thể ẩm.
- Cành sau khi giâm đạt tiêu chuẩn: Cành đã ra rễ, không bị thối hỏng.
2. An toàn lao động
- Các dụng cụ sắc và nhọn như dao, kéo cắt cành có thể gây thương tích.
- Khi nhân giống bằng phương pháp giâm cành, người thực hiện cần đảm bảo các tiêu chí:
- Tuân thủ nghiêm kỉ luật lao động.
- Thực hiện đúng theo hướng dẫn.
- Làm việc tập trung.
- Không sử dụng các dụng cụ cho mục đích khác.
3. Bảo vệ môi trường
- Thuốc trừ nấm, chất kích thích ra rễ có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
- Người thực hiện cần đảm bảo các tiêu chí:
+ Lượng thuốc trừ nấm sử dụng vừa đủ theo hướng dẫn.
+ Lượng thuốc thừa cần gom về nơi quy định để xử lí.
+ Nơi tổ chức nhân giống cần được vệ sinh sạch và gọn để bảo vệ môi trường.
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Học sinh đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chí:
- Thực hiện quy trình.
- Sản phẩm.
- Đảm bảo an toàn lao động.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây